TÔNG ĐỒ KHUYẾT TẬT
GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG
Thông thường Người
khuyết tật có suy nghĩ tiêu cực về bản thân mình. Chính vì có những trải nghiệm
đau khổ chồng chất trong quá khứ do bệnh tật, thương tích, áp lực và định kiến xã hội, mà Người khuyết tật dần dần
hình thành suy nghĩ cho mình là người vô dụng, người “xấu”, người bị lãng quên hay
người không có khả năng gì. Từ đó, họ không nhận ra và càng không phát huy được
những khả năng tiềm tàng mà họ vốn có, đôi khi lại có một cách dồi dào hơn
người không khuyết tật nữa. Nhưng sâu xa hơn hết, họ có thể lãng quên chính ơn
gọi của Thiên Chúa gởi gắm nơi mỗi một người. Cho nên, mỗi con người khi sinh ra dù khuyết tật hay không khuyết tật
đều có giá trị trước mặt Chúa và người đời. Vì chưng Giáo Lý Hội Thánh Công
giáo dạy rằng: “Con người được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa, nên có
phẩm giá của một nhân vị: không phải là một sự vật nào đó, nhưng là một ai đó.
Con người có khả năng nhận thức về bản thân mình, làm chủ chính mình, tự hiến
mình một cách tự do và đi vào sự thông hiệp với những ngôi vị khác. Nhờ ân
sủng, mỗi nguời được kêu gọi vào Giao ước với Đấng Tạo Hóa của mình, để dâng
lên Người một lời đáp trả của đức tin và tình yêu, mà không ai khác có thể thay
thế chỗ của mình được” (GLHTCG, số 357).
Chính vì
vậy, Tông Đồ Khuyết Tật thành lập nhằm quan tâm, cảm thông, chia sẻ tinh thần, giúp
nhau thăng tiến và hòa nhập cộng đồng qua tham dự các buổi sinh hoạt chúng, thăm
viếng anh chị em đồng cảnh ngộ; đặc biệt giúp nhau nhận biết và đức tin qua lời
cầu nguyện cũng như dâng Thánh Lễ hoặc, hành hương hay vui chơi dã ngoại… Và
hơn cả, Tông đồ khuyết tật sẽ là những tông đồ cho Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô
cho các anh chị em khuyết tật khác nơi môi trường họ sống. Cho nên, Tông Đồ
Khuyết Tật chọn hai câu Lời Chúa: “Chúng tôi luôn mang
nơi thân mình cuộc thương khó của Đức Giê-su, để sự sống của Đức Giê-su cũng
được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi" (2Cr 4,10) và “Hãy rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng,
lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện” (2Tm 4,1)
làm ý lực sống và chọn
Thánh Têrêxa Calcutta làm quan thầy, lễ mừng ngày 19-10 hàng năm.
1. MỤC
ĐÍCH
Tông
Đồ Khuyết Tật - Giáo Phận Đà Nẵng quy tụ và liên kết tất cả anh chị em khuyết
tật không phân biệt tôn giáo để cùng nhau đạt những mục đích sau:
- Sống tình yêu huynh đệ và hiệp
nhất.
- Giúp nhau hoàn thiện bản thân.
- Khơi dậy ý chí và nghị lực vươn
lên và năng động hơn để hòa nhập cộng đồng.
- Chia sẻ với nhau tâm lý người
khuyết tật.
- Chuẩn bị hành trang cho sứ vụ Tông đồ qua việc học Giáo Lý, học hỏi Lời
Chúa, chia sẻ Lời Chúa, tham dự Thánh Lễ Chúa nhật.
- Sống ơn gọi Kitô hữu, củng cố và thông
truyền đức tin.
2. LINH
ĐẠO TÔNG ĐỒ KHUYẾT TẬT
"Tôi
đã trở nên yếu với những người yếu, để chinh phục những người yếu. Tôi đã trở
nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người" (1Cr
9,22).
3. TÔN CHỈ
“YÊU THƯƠNG- PHỤC VỤ
THEO GƯƠNG ĐỨC MARIA”.
4.
ĐIỀU LỆ HOẠT ĐỘNG TÂM LINH
Thành viên chính thức
Để
trở thành thành viên chính thức của Tông Đồ Khuyết Tật - Giáo Phận Đà Nẵng,
người khuyết tật hay tình nguyện viên cần có tinh thần “YÊU THƯƠNG – PHỤC VỤ”,
thường xuyên tham gia các hoạt động của Tông Đồ Khuyết Tật Giáo và đăng ký với Ban
Phục Vụ.
Trách nhiệm
- Nhiệt tình tham
gia các hoạt động do Tông Đồ Khuyết Tật tổ chức.
- Có thiện chí
xây dựng Tông Đồ Khuyết Tật với tinh thần nhiệt huyết, hăng say và chân thành.
- Có trách nhiệm
giới thiệu và nâng đỡ các thành viên mới của Tông Đồ Khuyết Tật.
Hành động cụ thể
- Chúa Nhật thứ
nhất và thứ ba trong tháng đi sinh hoạt và tham dự Thánh Lễ chung tại Hội
Trường Tòa Giám Mục Đà Nẵng (156 Trần Phú, Tp Đà Nẵng) từ 14g30 đến 16g30.
- Mỗi thành viên
tự nguyện làm tông đồ bằng việc hằng tháng một lần đi đến thăm viếng, chia sẻ,
an ủi và đem bình an của Chúa đến cho một anh chị em khuyết tật bất kể nơi đâu.
Nếu vì lý do gì đó không thể thực hiện công tác này, thì phải Lần Hạt Chuỗi 50
với ý nguyện cầu cho toàn thể anh chị em khuyết tật trên thế giới.
- Tham gia đầy đủ
các sinh hoạt hay hoạt động do Tông Đồ Khuyết Tật tổ chức.
- Mỗi thành viên
nhận và giữ đồng phục đồng thời mang nó khi được yêu cầu. Ai làm mất thì báo lại
nơi Ban phục vụ.
- Có ý thức tham
gia, tự nguyện đảm nhận các công việc, nhiệm vụ khi được phân công, ngược lại
khi đã nhận trách nhiệm mà không thể hoàn thành được, cần báo lại sớm cho người
phụ trách.
- Đối với các
thành viên chính thức, phải thực hiện đầy đủ công việc Ban phục vụ giao, trừ
khi có lý do đặc biệt quan trọng (cần trình bày với Ban phục vụ). Nếu thành
viên nào đó không thực hiện các công việc được giao trong vòng 3 lần thì Ban
phục vụ không phân chia công việc cho thành viên đó nữa.
Đối với các thành
viên không chính thức
Thành viên không chính thức là anh
chị em khuyết tật tham gia sinh hoạt Tông Đồ Khuyết Tật - Giáo Phận Đà Nẵng không
thường xuyên. Trong tinh thần huynh đệ:
-
Nếu là người Công giáo, anh chị em ấy hiệp
thông với anh chị em chính thức trong giờ sinh hoạt hay dâng Thánh lễ bằng việc
đọc MỘT CHUỖI KINH MÂN CÔI để kín múc nguồn sức mạnh, tình yêu và bình an của
Chúa cho chính mình.
-
Nếu là người
không Công giáo, anh chị em ấy làm một việc bác ái là thăm viếng một anh chị em
khuyết tật khác nơi mình sống mỗi tháng một lần.
Các
kế hoạch, hoạt động Tông đồ trong hay ngoài Giáo Phận với danh nghĩa chính thức
của Tông Đồ Khuyết Tật phải được hội ý trước và thông qua Cha linh giám.
Các
thành viên chính thức của Tông Đồ Khuyết Tật - Giáo Phận Đà Nẵng phải đến gặp
nhau mỗi Chúa Nhật thứ nhất và thứ ba trong tháng vừa để giúp nhau giữ luật
ngày Chúa nhật, vừa để thăm hỏi nhau, cử hành đức tin với nhau và làm việc tông
đồ.
Lúc
thuận tiện, Tông Đồ Khuyết Tật - Giáo Phận Đà Nẵng tổ chức các buổi hành hương
Đức Mẹ Trà Kiệu, Đức Mẹ Sao Biển, Đức Mẹ La Vang, hay dã ngoại, tham quan và
giao lưu vui chơi với các Giáo xứ trong Giáo Phận để anh chị em khuyết tật khác
có điều kiện hiểu nhau hơn, gắn bó với nhau hơn qua việc chia sẻ chân thành với
nhau về đức tin, về cuộc sống, gia đình…
Nếu
được tin thành viên của Tông Đồ Khuyết Tật hay song thân của họ qua đời, Ban
phục vụ thông báo ngày giờ hẹn nhau đi đến nhà tang quyến thăm hỏi, phúng điếu
và cầu kinh để tỏ tình hiệp thông. Nếu ai không đi được thì đọc 1 kinh Lạy Cha,
Kinh Tin Kính và câu lạy: “Chúng con cậy
vì danh Chúa nhân từ, cho (ÔBACE)…. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng
vui vẻ vô cùng”. Amen.
Nếu
được tin song thân của một thành viên trong Ban phục vụ qua đời, Ban phục vụ thông
báo cho toàn thể anh chị em Tông Đồ Khuyết Tật Giáo Phận thông báo ngày giờ hẹn
nhau đi đến nhà tang quyến thăm hỏi, phúng điếu và cầu kinh để tỏ tình hiệp
thông. Nếu ai không đi được thì đọc 1 kinh Lạy Cha, Kinh Tin Kính và câu lạy: “Chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ, cho
(ÔBACE)…. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng”. Amen.
Khi
thành viên Tông đồ khuyết tật lâm bệnh và nằm viện, Chị Phó thông báo cho mọi
người, điều hành hay cắt cử người đại diện Tông Đồ Khuyết Tật Giáo Phận Đà Nẵng
đến thăm viếng. Đặc biệt, nếu những người thân nhất (cha,mẹ) trong Ban phục vụ
lâm bệnh và nằm viện, Chị Phó thông báo cho mọi người, điều hành hay cắt cử
người đại diện Tông Đồ Khuyết Tật Giáo Phận Đà Nẵng đến thăm viếng.
Mùa
Vọng Giáng Sinh và Mùa Chay, Cha linh giám tổ chức các buổi tĩnh tâm để suy xét
lại cách sống của mình, để gắn bó với Chúa hơn, nghe được tiếng Chúa thúc bách trong cuộc sống và lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải.
Tông
Đồ Khuyết Tật Giáo Phận Đà Nẵng phải
tích cực tham gia các
phong trào chung hay các đại Lễ của Giáo Phận.
6. CƠ CẤU TỔ CHỨC
Đức
giám Mục giáo Phận là bề trên cấp cao nhất của Tông Đồ Khuyết Tật - Giáo Phận
Đà Nẵng. Mọi hoạt động của Tông Đồ Khuyết Tật trong hay ngoài Giáo Phận phải
được Ngài chấp thuận.
Ban Phục
Vụ
* Cha Linh
giám:
- Mục vụ đời sống tâm linh cho Tông Đồ Khuyết
Tật - Giáo Phận Đà Nẵng mỗi khi Tông Đồ Khuyết Tật sinh hoạt chung tại Tòa Giám
Mục hay một nơi nào đó trong Giáo Phận.
* Soeur
Trợ úy:
- Trợ giúp Cha Linh giám trong việc mục vụ
đời sống tâm linh và hoạt động ngoại thường như hành hương, vui chơi dã ngoại…
* Một
trưởng:
- Điều hành, lãnh đạo toàn bộ Tông Đồ Khuyết
Tật theo đúng Linh đạo và Quy chế của
Tông Đồ Khuyết Tật Giáo Phận Đà Nẵng.
- Điều phối mọi hoạt động chung của Tông Đồ
Khuyết Tật - Giáo Phận Đà Nẵng, triệu tập và chủ tọa những cuộc họp thường kỳ
và ngoại lệ.
- Lên kế hoạch công tác, hoạt động của Tông
Đồ Khuyết Tật và ghi nhận những đóng góp của các thành viên để xây dựng Tông Đồ
Khuyết Tật - Giáo Phận Đà Nẵng.
- Đốc thúc, nâng đỡ các thành viên trong các
cuộc sinh hoạt hay tham dự Thánh lễ, trong các sinh hoạt chung ngoại thường.
* Một
Phó – Kim Thủ Quỹ:
- Cộng tác với Trưởng nhóm trong việc điều
hành chung, khi trưởng vắng mặt, thay trưởng, điều hành Tông Đồ Khuyết Tật - Giáo
Phận Đà Nẵng.
- Quản lý, điều hành các nguồn chi thu quỹ
Tông Đồ Khuyết Tật - Giáo Phận Đà Nẵng cách minh bạch, rõ ràng, trên sổ sách.
- Báo
cáo các nguồn chi thu hàng tháng và sau mỗi cuộc sinh hoạt đặc biệt hay các Lễ
lớn.
* Thư
ký – Blogger:
- Ghi
chép sổ sách, ghi biên bản nội dung, đọc lại biên bản đúc kết nội dung cuộc họp
và viết bài đăng lên Blog kèm theo hình ảnh.
- Thông báo cho các anh chị em biết thông báo
chung của Tông Đồ Khuyết Tật Giáo Phận Đà Nẵng.
- Quản lý trang Blog Tông Đồ Khuyết Tật - Giáo
Phận Đà Nẵng.
* Trưởng
Ban Phụng vụ:
-
Phân chia công việc phụng vụ trong các Thánh lễ.
* Facbooker:
-
Thu thập hình ảnh – làm Video tất cả mọi hoạt động của Tông Đồ Khuyết Tật - Giáo
Phận Đà Nẵng và đăng Facebook.
* Tình nguyện viên:
- Hỗ
trợ anh chị em khuyết tật chỉ trong các buổi sinh hoạt, Thánh lễ hay các hoạt
động chung ngoại thường của Tông Đồ Khuyết Tật. Ngoài những hoạt động trên không
hỗ trợ hay giúp đỡ cho bất cứ trường hợp nào nữa với danh nghĩa tình nguyện
viên của Tông Đồ.
- Mỗi khi
tham dự các Lễ lớn, đi hành hương, vui chơi dã ngoại hay các cuộc giao lưu
khác, mỗi tình nguyện viên chỉ được nhận hỗ trợ 2 người khuyết tật mà thôi, với
điều kiện phải đăng ký trước với hai nguyện viên đại diện.
7. LOGO TÔNG ĐỒ KHUYẾT TẬT
“Maria và Thánh
Giá” (viết tắt M&T). Tông Đồ Khuyết
Tật nhận Đức Maria đứng dưới chân Thập Giá làm mẫu mực noi theo gương yêu
thương và phục vụ.
8. BAN PHỤC VỤ HIỆN NAY
* Linh mục linh giám:
Giuse Nguyễn Quốc QUANG
* Trợ úy: Soeur Anê Ngô Thị LÀI
* Trưởng: Gioan Nguyễn THẠCH
– Trợ lý: Simon Nguyễn Lưu DUY
* Phó kiêm thủ quỹ:
Maria Võ Thị Kim LOAN
- Trợ lý: Giuse Vũ Văn VINH
* Ban Phụng Vụ:
Trưởng ban: Antôn Đặng Thiện TÙNG
Trợ lý: Maria
Phạm Thị TIẾN
Xướng ca kinh: Têrêxa Võ Thị GIẢNG
Anê Cái Thị ĐÓN
* Thư ký-Blogger: Maria Nguyễn Thị
Thanh THU
* Facebooker: Têrêxa Lê Lan HƯƠNG
* Đại diện tình
nguyện viên:
-
Anna
Phan Thị Tuyết NHUNG
-
Anê Hồ Thị Hồng HOA
-
Giuse Bảo LỢI
* Cộng tác viên: Philípphê Phạm Văn ÂN
9.
QUY TẮC BẦU CỬ
Năm năm một lần, Ban phục vụ tổ chức
bầu cử Ban phục vụ.
Mọi thành viên của Tông Đồ Khuyết Tật - Giáo Phận Đà
Nẵng phải thực hiện các quy định trong Quy Chế này. Nếu sai phạm, người ấy chịu
trách nhiệm trước Đức Giám Mục và Ban phục vụ.
HƯỚNG SỐNG
TÔNG ĐỒ KHUYẾT TẬT
-----W-----
PHONG TRÀO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
CHO NGƯỜI
KHUYẾT TẬT
Lm. Phêrô Trần Đức Cường
LỜI MỞ
Thế
giới của những người khuyết tật là một thế giới có thật, nó hằng đeo đuổi
thân phận con người. Thế nhưng, những con người bị coi và tự coi là “xấu số” đó
thường bị lãng quên và kể cả chính họ cũng muốn lãng quên thân phận mình. Do đó,
họ không nhận ra và càng không phát huy được những khả năng tiềm tàng mà họ vốn
có, đôi khi lại có một cách dồi dào. Nhưng sâu xa hơn hết, họ có thể lãng quên
chính ơn gọi của Thiên Chúa gởi gắm nơi mỗi một người.
Phong trào “người khuyết tật cho người khuyết tật” là một nỗ lực “tự cứu lấy mình” mà chính những người khuyết tật có thể làm để giúp chính bản thân họ thăng tiến, đồng thời giúp những người đồng cảnh ngộ với họ cũng được thăng tiến. Để hiểu rõ về phong trào này chúng ta cần có một cái nhìn toàn diện và trực tiếp vào những điểm chính yếu đã giúp hình thành nên phong trào.
Phong trào “người khuyết tật cho người khuyết tật” là một nỗ lực “tự cứu lấy mình” mà chính những người khuyết tật có thể làm để giúp chính bản thân họ thăng tiến, đồng thời giúp những người đồng cảnh ngộ với họ cũng được thăng tiến. Để hiểu rõ về phong trào này chúng ta cần có một cái nhìn toàn diện và trực tiếp vào những điểm chính yếu đã giúp hình thành nên phong trào.
Trước
hết, chính mối cảm thông và ước muốn chia sẻ những nỗi khổ mà người khuyết
tật đang phải gánh chịu đã khiến nảy sinh ý tưởng hình thành một phong trào “người
khuyết tật cho người khuyết tật" trong đó chính những người khuyết
tật sẽ là những nhân tố hoạt động, tích cực và trực tiếp đến với những người
khác đồng cảnh ngộ. Vì chưng, chỉ có những người đồng cảnh ngộ với nhau mới có
được sự đồng cảm sâu sắc để nhờ đó giúp nhau phá bỏ được lớp vỏ cứng của mặc cảm
để cùng nhau thăng tiến. Những người đồng cảnh và đồng cảm với nhau như thế
hình thành một cộng đoàn gồm những người khuyết tật liên kết với nhau bằng mối
giây tình huynh đệ. Mục tiêu mà cộng đoàn huynh đệ này nhắm đạt được là:
- Đến với mọi người bệnh hoạn tật
nguyền.
- Sống tinh thần huynh đệ theo Tin Mừng.
- Giúp người khuyết tật thăng tiến
và hòa nhập.
Để thực hiện những mục tiêu ấy, cần phải có những người mà chính họ cũng
là người khuyết tật, nhưng tự cảm thấy mình có trách nhiệm với anh chị em đồng
cảnh ngộ với mình, đứng ra đảm nhận lấy sứ mạng quy tụ những anh chị em khuyết
tật ấy lại thành cộng đồng. Chính vì thế, Hội Tông Đồ Khuyết Tật ra
đời và chọn Á thánh Têrêxa Calcutta làm quan thầy, lễ mừng ngày 19-10 hàng năm.
Để nuôi dưỡng ngọn lửa nhiệt thành, để có một ngọn hải đăng soi sáng cho
tôn chỉ hoạt động, Hội Tông Đồ Khuyết Tật nhận Đức Maria đứng dưới chân Thập
Giá làm mẫu mực noi theo. Cho nên danh xưng của Hội “Maria và Thánh
Giá” (viết tắt M và T). M và T xuất xứ từ hình ảnh đầy xúc động này. Mặt
khác, nếu đã chọn lựa sống tình thần huynh đệ theo Tin Mừng Đức Giê-su Ki-tô,
thì không thể bỏ qua vai trò hướng dẫn làm linh giám cho cộng đoàn.
Hội M và T đóng vai trò những hạt nhân giúp người khuyết tật thăng tiến, và hòa nhập đồng thời là gạch nối giữa người khuyết tật với môi trường chung quanh. Giúp người khác thăng tiến đó là một công việc tông đồ. Điều lưu ý rằng việc tông đồ trước tiên là một phương thế nên thánh. Vì thế, những người hữu trách M và T cũng được mời gọi tận hiến cho Thiên Chúa ngay trong công việc tốt lành này, nghĩa là họ chọn lựa công việc phục vụ những người anh chị em khuyết tật như một sứ mạng mà họ cam kết cống hiến cả cuộc đời.
Hội M và T đóng vai trò những hạt nhân giúp người khuyết tật thăng tiến, và hòa nhập đồng thời là gạch nối giữa người khuyết tật với môi trường chung quanh. Giúp người khác thăng tiến đó là một công việc tông đồ. Điều lưu ý rằng việc tông đồ trước tiên là một phương thế nên thánh. Vì thế, những người hữu trách M và T cũng được mời gọi tận hiến cho Thiên Chúa ngay trong công việc tốt lành này, nghĩa là họ chọn lựa công việc phục vụ những người anh chị em khuyết tật như một sứ mạng mà họ cam kết cống hiến cả cuộc đời.
Tập nhỏ này nhằm mục đích giới thiệu hướng sống, linh đạo của Hội M và T qua những đề mục sau đây:
1. Thế giới của những người khuyết
tật.
2. Người khuyết tật cho người khuyết
tật.
3. Tình huynh đệ theo Tin Mừng.
4. Chúa Ki-tô sống tình huynh đệ.
5. Linh đạo của Nhóm Tông Đồ Khuyết
Tật.
6. Người Khuyết Tật hòa nhập vào cộng
đồng.
7. Ban hữu trách Tông Đồ Khuyết Tật
và vị linh giám.
8. Hội Tông Đồ Khuyết Tật trong việc
thăng tiến người khuyết tật.
BÀI 1
THẾ GIỚI
CỦA NHỮNG NGƯỜI BỆNH TẬT
1. Một thế giới bị hiểu lầm
Cuộc sống của những người lành lặn thường bận rộn đến nỗi họ không thể
dành được thời gian để nhìn ra không gian, không thể khám phá ra được những con
người đang đau khổ... hay ít ra họ biết được những con người ấy, họ cũng không
thể hiểu hay cảm thông được.
2. Một con thuyền mắc cạn
Có thể nói, những người này giống như những người ở trên một con thuyền
mắc cạn, bị sa lầy trong đám bùn bên bờ sông, nhìn những con tàu khác nhởn nhơ
qua lại. Còn họ, nằm yên tại chổ.
3. Cuộc sống còn ý nghĩa gì?
Sống, đối với họ cũng như đối với người khác có còn hữu ích gì không?
Tuy nhiên, có một
vài đốm sáng…
Đã hẳn, các phương tiện truyền thông đã đưa ra một số người khuyết tật
tiêu biểu, họ có nghị lực mạnh mẽ, phát huy được những khả năng phi thường của
mình và đã hội nhập trọn vẹn với cuộc sống. Có những người đã nỗ lực vượt khó
và thành đạt không kém, thậm chí còn hơn nhiều người không khuyết tật. Có những
cuộc trình diễn văn nghệ của những người khuyết tật mà trình độ và chất lượng
không thua kém những nghệ sĩ chuyên nghiệp. Và còn có cả một cuộc thi thể thao
Olympic cho người khuyết tật.
Về phương diện
thiêng liêng…
Tất cả những điều
đó đúng, nhưng...
Người ta không chú ý tới một đám đông những người không thể tự mình trở
thành những người "sống" . Họ thường có những khát vọng sâu xa nhưng
lại cảm thấy mình không thể thực hiện được...
Một đám đông đang
đau khổ
Họ
là ai? Thuộc mọi tầng lớp xã hội: giàu cũng như nghèo, ở thành phố cũng như
thôn quê, trẻ cũng như già...Thuộc mọi quốc gia... Cả một đám đông đang đau khổ.
Đó là những người sinh ra "dưới một ngôi sao xấu". Vừa chào đời đã mang
lấy những dị tật bẩm sinh. Đó là những người vì một tai ương hoạn nạn nào đó đã
cướp đi một phần thân thể. Đó là những người đang phải chiến đấu với những căn
bệnh nan y, dai dẳng, những căn bệnh để lại dấu ấn tàn phá của chúng suốt đời
trên thân thể của họ. Họ còn là những con người phải mang lấy những chứng bệnh
hiểm nghèo mà cả người thân cũng sợ hãi lánh xa, không loại trừ những người tâm
thần, những nạn nhân của ma túy, của HIV/AIDS...
Họ
gồm bao nhiêu người ? Khoảng 1-2% dân số. Con số này càng lúc càng gia tăng
cùng chiều với những thứ khuyết tật mới xuất hiện. Họ ở đâu? Khắp mọi nơi đầu
đường, xó chợ, hang cùng ngõ hẻm, trong
những túp lều, trong căn nhà ổ chuột, trong bệnh viện, viện dưỡng lão...
Người
ta làm gì cho họ? Có người nói: "Người ta cũng đã làm cái gì đó cho họ đấy
chứ!" Ôi! những lời lẽ đó thật phũ phàng làm sao! "Làm cái gì
đó"... Những lời lẽ đó có ý nghĩa gì nhỉ? Người ta tự làm yên lương tâm bằng
một cuộc viếng thăm chớp nhoáng, một câu nói sáo ngữ, đôi khi bằng một món quà
nho nhỏ. Nhưng còn nhìn vào tận đáy sâu những vấn đề của họ, giúp họ những vấn
đề ấy thì sao? Điều này thật quá hiếm hoi.
Phải chăng là xã hội, trong nhiều quốc gia, đã không dỗ yên lương tâm bằng
cách biểu quyết nhiều đạo luật xã hội hay sao? Nhưng những đạo luật mới chỉ đem
lại lợi ích cho một thiểu số, mà cũng chưa giải quyết hết tất cả mọi vấn đề. Vẫn
còn khối công việc cần phải giải quyết.
“Người
ta sống không nguyên bởi cơm bánh” (Mt 4,4). Đã hẳn, trong một số quốc
gia, vấn đề nhu cầu vật chất về cơ bản đã được giải quyết, nhưng vẫn còn đó cả
bể khổ tâm linh: nỗi khổ vì không được coi bình thường như người khác. Khổ vì
khuyết tật khiến họ không thể sống một cuộc sống bình thường. Khổ vì không thể
xây dựng một tổ ấm gia đình cho mình...
Phải chăng là
do ảo tưởng?
Nếu người ta bảo bạn rằng bạn cần đi đến với mọi người, cần phải hoạt động
để cả thế giới của những người khuyết tật đều được thăng tiến, rằng không những
làm cho họ có thể sống được, mà còn cần đem đến cho họ cảm nếm được cả hương vị
của cuộc sống nữa, làm cho họ phát triển toàn diện con người của họ, chắc hẳn bạn
phải hoảng hốt lên trước những công việc mênh mông vô tận, và hẳn bạn sẽ nghĩ rằng
chúng ta là những con người đang sống trong ảo tưởng.
Nhưng không, đó
là một thực tại!
Đó là ý chí kiên cường của chúng ta khi chúng ta quy tụ lại thành một cộng
đoàn huynh đệ Ki-tô giáo của những người khuyết tật. Chỉ có chúng ta mới có
thể làm cho chúng ta những điều mà người khác không thể làm được. Chỉ có chúng
ta mới cảm thông được một cách sâu sắc nhất nỗi niềm những người cùng cảnh ngộ
với chúng ta. Chỉ có chúng ta, người khuyết tật mới làm cho những anh chị em
đang chịu sự tàn phá của khuyết tật sống lạc quan tin tưởng. Chỉ có chúng ta
mới làm cho họ hiểu được rằng ngay cả những người thương tật, chúng ta cũng có
thể góp phần vào việc cứu độ thế giới. Và cứu độ cả những người lành lặn nữa chứ!
Tại sao không?
BÀI 2
NGƯỜI KHUYẾT TẬT
CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Nỗi thao thức của những người khuyết
tật tìm cách thăng tiến anh chị em đồng cảnh ngộ với mình là thúc đẩy họ tìm đến với nhau để chia sẻ, cảm
thông và giúp nhau thăng tiến. Đó là lý do ra đời của Cộng Đoàn Huynh Đệ Những
Người Khuyết tật. Thế nhưng bản chất của nó là gì? Nó có phải là một hiệp
hội? Hay nó là một công trình từ thiện nào đó? Không! Nó không phải là một hiệp
hội, cũng không giống như bất cứ công trình từ thiện nào.
Không phải là một
Hiệp Hội:
Trong một hiệp hội, người ta đăng ký gia nhập, người ta có một số quyền
lợi, địa vị nào đó, và người ta đóng một số hội phí nào đó. Nếu người ta không
trung thành với những đòi buộc của hiệp hội, người ta sẽ bị trừ ra khỏi hiệp hội.
Cộng Đoàn
Huynh Đệ không có những tính chất đó. Một số người bệnh tụ họp lại với nhau
thành cộng đoàn, tìm cách liên lạc với những anh em khuyết tật khác, liên kết với
họ bằng mối giây huynh đệ, kính trọng tự do của họ, và không đặt trên họ một sự
bó buộc nào.
Không
phải là một Công Trình Từ Thiện:
Trong một công trình từ thiện, một số người liên kết lại với nhau để thực
hiện một công trình từ thiện nào đó đối với những người thiếu thốn: Thiếu tiền
bạc, thiếu sự chăm sóc, thiếu văn hóa, v.v... Những người kia cho và những người
này nhận.
Cộng Đoàn Huynh Đệ không phải là một công trình từ thiện như thế.
Những người trong cộng đoàn, cũng là những người khuyết tật y như những người
mà họ gặp gỡ. Không có những người này cho và những người kia nhận. Nhưng mỗi
người đều cho đi và đồng thời nhận lãnh. Trong các cuộc gặp gỡ, chỉ có tình bác
ái huynh đệ, bình đẳng chan chứa nơi mọi thành viên.
Nhưng là một phong trào:
Đó là những con người cùng xác tín sâu xa về
một lý tưởng, sống và tỏa sáng lý tưởng đó... Lý tưởng đó chính là tạo ra giữa
những người khuyết tật một cộng đoàn huynh đệ theo tinh thần Tin Mừng, nhờ đó
những người khuyết tật có thể thoát ra khỏi cảnh cô đơn, triển nở và tạo được
một chỗ đứng xứng đáng trong chương trình, cộng đoàn mời gọi mọi người khuyết
tật dấn thân nhập cuộc với tất cả con người của mình.
BÀI 3
TÌNH
HUYNH ĐỆ THEO TIN MỪNG
Cộng đoàn huynh đệ mời gọi mọi người khuyết
tật biết đến với người khác cách quảng đại. Không thể có hoạt động nghiêm túc nếu
không có tiếp xúc trực tiếp. Tiếp xúc không thể có hiệu quả nếu không có tình
huynh đệ, một tình huynh đệ như Chúa Giêsu đòi hỏi trong Tin Mừng. Đó là lý do
tại sao chúng ta phải học hỏi những đặc điểm của tình huynh đệ theo Tin Mừng -
rồi tiếp theo, học hỏi mẫu gương của Chúa Giê-su sống tình huynh đệ đó. Tình
huynh đệ theo Tin Mừng có 5 đặc điểm.
1.
Tình huynh đệ cho hết mọi người
Những khác biệt về tuổi tác, về điều kiện
xã hội, về chủng tộc, tất cả những thứ đó cũng không gây khó khăn cho tình
huynh đệ.
Dĩ nhiên việc thể hiện tình huynh đệ như
thế không phải luôn luôn dễ dàng. Nhưng ở đâu còn có sự phân biệt đối xử, ở đó
chưa có tình huynh đệ.
2.
Tình huynh đệ không vụ lợi
Đó
là đặc điểm của mọi thứ tình yêu chân chính. Người ta không nói: ''Tôi yêu bạn
với điều kiện... Tôi yêu bạn nếu bạn đối xử tốt với tôi thế này thế
khác..."
Tình huynh đệ thật khác xa biết bao với
những quan hệ dựa trên tính ích kỷ. Biết đến bao giờ, con người chỉ hành động để
được một cái lợi nào đó cho tha nhân và vì tha nhân?
3.
Tình huynh đệ cho và nhận
Đã
không vụ lợi tại sao lại "cho và nhận"? Cần phải minh định rõ ràng.
Khi người ta thực sự yêu nhau, người ta ước mong được người khác yêu lại. Khi
đó mối dây tình huynh đệ mới thực sự nối kết. Nhưng nếu người kia từ chối tình
yêu được hiến dâng cho anh ta, thì tình yêu vẫn là tình yêu dâng hiến, để rồi một
ngày nào đó mối tương quan "cho và nhận" mới thực sự được thành hình
sau.
Chúng ta cũng hiểu rằng mối tương quan
"cho và nhân" đích thực luôn loại trừ tính cách "kẻ cả".
Người có tính "kẻ cả" thường nói rằng: "Chính tôi đem lại tình
huynh đệ . . . còn người kia thì không
đem lại gì cả". Thật sai lầm biết bao! "Nếu bạn thực sự yêu người
khác như anh em, người đó sẽ đem lại cho bạn một tình yêu cũng cao đẹp không
kém".
4.
Tình huynh đệ sáng tạo
Sáng tạo phải hiểu là có "hiệu quả".
Điều này có thể thực hiện bằng hai cách. Trước tiên qua mẫu gương của người biết
đi đến người khác bằng tình yêu. Người kia sẽ thúc đẩy để bắt chước tình yêu
đó, lúc đó những năng lực của tình yêu nơi người đó sẽ bừng tĩnh dậy.
Nhưng cũng không nên quên rằng tình yêu
không chỉ hữu hiệu nơi người nhận mà còn ở người cho nữa. Biết bao người khi đến
với người khác bằng tình yêu đã nhìn nhận rằng "Tôi đã nhận lãnh nhiều hơn
là cho đi".
Tình yêu là sáng tạo đối với người cho
được yêu như người nhận lãnh. Cần ghi nhận rằng tình yêu chỉ là sáng tạo khi biết
tôn trọng tự do của nhau, người ta không đến với anh em mình để "chiếm đoạt"
họ.
5.
Tình huynh đệ ưu tiên đến với người ít được yêu thương hơn
Những người bị
hất hủi, bị bỏ rơi, họ không tin vào tình huynh đệ, họ tự tạo ra những rào chắn
để khép mình đằng sau đó. Rất thường khi đó không phải là do lỗi của họ. Nào ai
biết được những sự phũ phàng nào đã đổ xuống trên đầu họ?
Cần phải đến với họ bằng một trái tim đầy
tình huynh đệ. Đừng nản lòng, họ có thể chậm đón nhận tình yêu được trao hiến
cho họ.
BÀI 4
CHÚA KITÔ
SỐNG TÌNH HUYNH ĐỆ
Một
tình yêu phổ quát
Đức Giêsu đến trần gian là để minh chứng
rằng Ngài là Con Thiên Chúa, Ngài yêu chúng ta, cả Chúa Cha và Chúa Thánh Thần
cũng yêu chúng ta, vì Thiên Chúa là Tình Yêu. Đức Kitô cũng yêu thương tất cả mọi
người không trừ ai. Cũng như Thiên Chúa cho mặt trời mọc lên cho kẻ dữ cũng như
người lành, cho mưa xuống trên đồng ruộng người lành thánh cũng như kẻ gian ác,
Đức Kitô đến để cứu chuộc tất cả mọi người. Ngài mời gọi mọi người đón nhận
tình yêu của Ngài, và ‘‘hễ ai đón nhận Ngài, thì Ngài cho họ quyền trở nên
con Thiên Chúa" (Ga 1,12).
Một
tình yêu vô vị lợi
Không phải chúng ta đã yêu Ngài
nhưng Ngài đã yêu chúng ta trước. Ngài yêu thương mọi người khi mọi người còn
là tội nhân. Ngài yêu thương tội nhân khi họ chưa hối cải. Ngài yêu chúng ta
không phải để được cái gì, nhưng vì Ngài muốn tỏ ra cho chúng ta biết thế nào
là tình yêu vô vị lợi của Thiên Chúa, Cha của Ngài. Từ dụ ngôn "người con
hoang đàng" cho đến câu chuyện trở lại của bà Maria Mađalêna, Chúa Giêsu
muốn tỏ ra cho chúng ta biết rằng Chúa Cha đã yêu như thế nào thì Ngài cũng yêu
thương chúng ta như vậy.
Một
tình yêu được yêu lại
Đức Kitô yêu chúng ta và chờ đợi lợi đáp
trả tự do thấm đẫm tình yêu thương mến chúng ta. Nếu chúng ta chưa yêu mến Ngài
thì Ngài càng đuổi theo, càng ban phát thêm nhiều ân sủng để đến một lúc nào
đó, chúng ta hối cải mà yêu Ngài. Ngài như người cha trong dụ ngôn đêm ngày chờ
đợi người con hoang đoàng trở về, như người phụ nữ thắp đèn đi tìm cho kỳ được
đồng bạc bị mất, như người mục tử đạp gai lội suối để tìm cho được con chiên đi
lạc,...
Một
tình yêu sáng tạo
Tình yêu của Đức Ki-tô đổi mới
con người. Tình yêu của người làm cho Mađalêna trở nên trong sạch và làm sống lại
tình yêu đã khô cạn trong lòng của Giakêu, thêm sức mạnh cho Lêvi - Matthêu đủ
sức đứng lên bàn thu thuế để trở thành môn đệ Ngài, làm cho tên trộm cướp cùng
chịu đóng đinh thập giá với Ngài phải mủi lòng mà ăn năn hối cải,...
Ngài coi mọi hành vi bác ái làm những người
anh em bé mọn nhất trên đời là làm cho chính Ngài. Tình yêu sáng tạo của Đức
Ki-tô không chỉ hướng đến những ai tin Ngài mà hướng đến bất kỳ tâm hồn nào biết
rộng mở trước tác động của Chúa Thánh Linh.
Tình
yêu ưu tiên đến với người nghèo khó
Tình yêu của Đức Ki-tô là phổ
quát, nhưng những người mà Ngài nhắm đến trước tiên lại là những người nghèo
khó, bé mọn và tội lỗi: "Vậy, Tôi nói cho các ông hay: trên trời cũng thế, ai nấy sẽ
vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối" (Lc
15,7).
Càng trở nên bé mọn càng ý thức về sự khốn
đốn của mình, người ta càng sẵn sàng đón nhận tình yêu của Chúa Kitô. Những người
giàu có về của cải, về trình độ văn hóa, về quyền lực,... chỉ có thể đón nhận
tình yêu đó nếu họ có tâm hồn nghèo khó.
BÀI 5
LINH ĐẠO
CỦA HỘI
TÔNG ĐỒ KHUYẾT TẬT
Linh đạo là đường hướng
sống đạo, lề lối tu đức, là phương cách nên thánh của người Kitô hữu trong
Thánh Thần, Đấng luôn luôn hiện diện và tác động trong đời sống Kitô hữu. Sống
linh đạo là sống theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Quả vậy, Thánh Phaolô xác quyết: “Phàm
ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa. Phần anh em,
anh em đã không lãnh nhận Thần Khí khiến anh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt
như xưa, nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu
lên: "Áp-ba! Cha ơi! " Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng
ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa. Vậy đã là con, thì cũng là thừa kế, mà
được Thiên Chúa cho thừa kế, thì tức là đồng thừa kế với Đức Ki-tô; vì một khi
cùng chịu đau khổ với Người, chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người”
(Rm 8,14-16).
2. Nên
thánh
Chúa Giêsu mời gọi mọi người hãy nên thánh, “Anh em hãy
nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5, 48).
Còn Công Đồng Vaticano II dạy: “Tất cả Kitô hữu, bất cứ theo bậc sống nào
hay địa vị nào, đều được kêu gọi tiến đến sự viên mãn của đời sống Kitô giáo và
đến bậc trọn lành thánh thiện” (Lumen Gentium, số 40). Như vậy, ơn gọi nên
thánh là ơn gọi chung của mọi kitô hữu. Tất cả đều được mời gọi nên thánh nhưng
mỗi người có thể nên thánh theo cách thức riêng tùy hoàn cảnh và bậc sống của
mình để nên hoàn thiện.
Cho nên, bất cứ một cá nhân hay một
tổ chức nào trong Giáo Hội cũng có những đường lối, linh đạo đặc biệt để giúp
nhau nên hoàn thiện. Vì chưng, mỗi tổ chức, mỗi bậc sống trong Giáo Hội có thể
được ví như một loài hoa, tuy hương sắc khác biệt nhưng tất cả đều tươi đẹp và
tạo nên vườn hoa xinh tươi trong vườn hoa Giáo Hội. Vì thế, linh đạo của HỘI TÔNG ĐỒ KHUYẾT TẤT có một tinh thần riêng, một phương cách sống và hoạt động
tông đồ đặc biệt hầu giúp mọi người khuyết tật đạt tới sự trọn lành như lòng
Chúa mong muốn.
3. Linh Đạo Hội Tông Đồ Khuyến Tật
Con đường nên thánh của anh chị em
khuyết tật không ở ngoài con đường chung cho mọi Kitô hữu là sống niềm tin-cậy-mến,
cầu nguyện và thực thi các nhân đức của Tin mừng. Nhưng với khả năng và nỗ lực
của mình, người khuyết tật có thể nên thánh chính mình đồng thời giúp anh chị
em đồng cảnh ngộ nên thánh. Cho nên, linh đạo của Nhóm Tông Đồ khuyết tật hệ tại
ở việc “người khuyết tật cho người khuyết tật" được cụ thể hóa
như sau:
- Đến với mọi người bệnh hoạn tật nguyền.
- Sống tinh thần huynh đệ theo Tin Mừng.
- Giúp người khuyết tật thăng tiến
và hòa nhập.
Tóm lại, linh đạo của người tông đồ
khuyết tật là sống thật tốt tương quan của mình với Thiên Chúa, với Giáo Hội và
với người khuyết tật được biểu lộ qua việc yêu mến Chúa, gắn bó với Giáo Hội và
cùng giúp thăng tiến, hòa nhập vào cuộc sống hầu sáng Danh Chúa và mưu ích cho
tha nhân.
a. Đến với mọi người bệnh hoạn tật nguyền
Với mọi người anh em
Không ai bị loại trừ hết. Cộng
đoàn mở rộng với mọi người khuyết tật cho dù đó là khuyết tật gì, không
phân biệt tâm tính, tôn giáo, văn hóa, chủng tộc.
Một
vấn nạn
Tinh thần của cộng đoàn là dựa
trên Tin Mừng, như thế phải chăng cộng đoàn tự động cắt đứt mọi quan hệ với những
người khác tôn giáo, những người không tin Đức Giêsu, với những người mà có đức
tin hoặc không có, hoặc có đức tin nhưng rất yếu ớt đến mức không thể có chút ảnh
hưởng nào trên cuộc đời họ?
Giải
đáp vấn nạn
Cộng đoàn không phải là một tổ chức, một
đoàn thể. Nó là một phong trào hoạt động của những người khuyết tật muốn tạo
nên một tình gia đình giữa những người khuyết tật, một tình gia đình mà người
ta gia nhập với tất cả sự thân thiện và tự do chọn lựa. Một người khuyết tật
đến với một người anh chị em, với tất cả lòng kính trọng nhân vị người đó, và
do đó với sự tự do dựa trên sự bình đẳng: Mỗi người đều biết cho đi và nhận
lãnh. Họ đến với nhau với tất cả con người thật của mình và tâm tư họ nghĩ gì họ
giải bày cho nhau như thế.
Như thế, những người không tin, và cả những
người dửng dưng với tôn giáo cũng có sự kính trọng đối với đức tin của những ai
biết bày tỏ cách chân thành với tất cả tấm lòng, luôn luôn sẵn sàng phục vụ, và
vui sướng khi được chia sẻ với nhau. Như thế, họ sẽ cảm nhận rằng người anh em
công giáo này không tìm cách để "chiếm đoạt" họ.
Và một ngày nào đó, đức tin của người anh
em đó sẽ "đặt vấn đề" cho họ: Những vấn nạn sẽ được tháo gỡ. Một con
đường tìm về Thiên Chúa sẽ tự hình thành, một cách tự do.
Một
vài gợi ý suy tư
''Tôi chỉ có một người bạn, đó là một kitô hữu''
(Lời một người không tín ngưỡng).
Trong cuộc đối thoại với Nicôđêmô,
Chúa Giêsu đã nói một lời rất đáng ghi nhớ đối với những người còn sống xa đức
tin: "Ai sống theo chân lý thì đến với ánh sáng" (Ga 3, 21).
Có biết bao nhiêu người không tin, những người khác tôn giáo đang sống theo
chân lý... Giúp họ tiến bước trên con đường đó thật đẹp biết bao! Sống trung
thành với công việc bổn phận hằng ngày, cống hiến thời gian, sức lực cách vô vị
lợi, chia sẻ những khổ đau, tha thứ khi bị xúc phạm... Những ai hành động như
thế là sống theo chân lý và như thế là đang "đến với ánh sáng" và ánh
sáng là chính Chúa Giêsu. Họ đang tiến đến Chúa Giêsu đấy!
b. Một tình
huynh đệ giữa những người khuyết tật
Một cộng
đoàn gồm những người khuyết tật hoạt động như thế nào trong việc trở thành hạt
giống Tin Mừng đi gieo cho mọi người? Cộng đoàn muốn tạo nên giữa những người khuyết
tật những mối tương quan huynh đệ trên mọi phương diện cá nhân cũng như cộng đoàn.
Những mối quan
hệ cá nhân
Chúng
ta không nói những mối quan hệ "cá thể qua đường" vì những chuyện ta
gặp thường ngày không tạo nên những mối quan hệ của tình huynh đệ. Một người
bán cho tôi một món hàng. Một lời chào, một lời cảm ơn, thế là xong, sao đó có
lẽ không bảo tôi gặp lại người đó thêm một lần nữa. Những mối quan hệ đó nằm
trên bình diện giao tiếp xã hội thông thường, tuy cần thiết cho đời sống xã hội
nhưng lại rất phù du và hời hợt.
Cộng
đoàn nhằm tạo ra những mối quan hệ ngôi vị, nghĩa là những mối quan hệ giữa
người với người, giữa những cá nhân nhận biết nhau như những con người có giá
trị độc đáo mà không ai có thể thay thế được. Trên bình diện nhân bản, những mối
quan hệ đó nhận biết và chia sẻ cách sâu xa với nhau những đau khổ, những hạn
chế, cũng những khát vọng, những dự định tương lai. Trên bình diện đức tin, mối
quan hệ huynh đệ chia sẻ với nhau những yếu đuối cũng như những tiến bộ về mặt
thiêng liêng, chia sẻ với nhau cả đến ân sủng, cũng như ơn gọi và sứ mạng
thiêng liêng nữa.
Những
mối liên hệ cộng đoàn
Chúng ta không nói những mối quan hệ
"tập thể". Những mối quan hệ kiểu này có trong những nhóm người tập họp
lại với một mục đích cụ thể nào đó: Cùng tham dự một buổi họp, một buổi tiệc,
cùng đi chung một chuyến xe, cùng sống chung trong một khu xóm, một chung cư,
v.v... Đành rằng "một chuyến đò" cũng có thể "nên nghĩa",
những mối quan hệ tập thể nếu là những mối quan hệ tốt đẹp cũng có thể là bước
khởi đầu tạo điều kiện cho mối quan hệ cộng đoàn nảy sinh, nhưng tự chúng không
nhất thiết là những mối quan hệ mang tính cách cộng đoàn.
Những người khuyết tật một khi đã nhận
biết cảm thông với nhau trong mối tình người với người, một ngày nào đó, sẽ cảm
thấy cần phải gặp nhau, cho dù chỉ một vài tiếng đồng hồ. Lúc đó gần như tự
phát, từ giữa họ, tinh thần cộng đoàn nảy sinh. Chính khuyết tật là cái chung
giữa họ với nhau. Và thật lạ lùng thay, chính những cái chung đó mà mọi dị biệt
khác giữa họ bỗng nhiên tự xóa bỏ, những dị biệt vốn vẫn làm người ta sống cách
xa, không thể nào xích lại gần nhau được.
Một
điều còn uẩn khúc
Một số người phản đối việc tập hợp những
người khuyết tật lại với nhau vì chính việc đó sẽ cản trở không cho những người
khuyết tật phát huy bản thân họ được: Họ không thể hòa nhập vào với xã hội ;
họ túm tụm lại để nói với nhau về khuyết tật của họ, và vì thế họ khép kín lại
trong chính mình với những mặc cảm vốn đã đè nặng tinh thần họ.
Điều đó chỉ đúng với những người chỉ nhìn
từ bên ngoài; tệ hại hơn, với cái nhìn đó, họ đã vô tình đào sâu cái mặc cảm
đang ám ảnh tâm hồn những người khuyết tật kia, và con đường hội nhập vừa được
vạch ra, lập tức đã bị khép lại.
Trái lai, trong cộng đoàn của những người
đồng cảnh ngộ, người ta dễ cảm thông và nhất là dễ nhận ra giá trị con người thực
sự của nhau, và nhờ thế, được sự hỗ trợ từ chính cộng đoàn, họ dễ dàng phát huy
được bản thân của họ để đạt được những thành quả không ngờ.
c. Thăng tiến người khuyết tật
Tại
sao?
Những cuộc tiếp xúc trong tình người với
người, trong niềm vui của tình huynh đệ sẽ giúp xóa tan đi nỗi đau bị cô đơn và
bị hiểu lầm, nỗi đau đã và đang dày vò những người khuyết tật. Người ta có thể
tin tưởng nhau, tín nhiệm nhau, cùng nhau tìm cách để phát huy tất cả những khả
năng của mình (và những khả năng này lớn lao lắm chứ!).
Một y sĩ đã đưa ra nhận xét về một cộng đoàn
những người khuyết tật như sau: « Cộng đoàn có thể huy động được một
lượng năng lực đáng kể trong việc điều trị thật sự nhờ tập thể. Tôi dám chắc rằng
cộng đoàn có thể chữa lành không phải bằng
cách trả lại một cái chân đã bị cưa nhưng bằng cách làm sao cho họ vẫn là một
con người toàn diện mặc dầu bị thiếu đi một chân ».
Những
con người toàn diện
Vâng, có những con người mặc dù thiếu đi
những phần cơ thể, hoặc bị hạn chế trong các khả năng tâm linh, cũng vẫn đã nỗ
lực để sống như những con người toàn diện. Một anh X bị căn bệnh ung thư đục
khoét nhưng vẫn sống như một người bình thường cho tới một tuần trước khi chết...
Một chị A không thể làm việc bằng đôi tay, chị đã viết bằng đôi chân... Một cô
M hoàn toàn bị liệt, cô vẫn nói chuyện bằng ánh mắt và nụ cười... Anh T bộ đội
phục viên, cụt cả hai tay, anh vẫn vay vốn làm ăn, đào ao nuôi cá... Những con
người đó, có thể chúng ta đã gặp, đã nghe thuật lại cuộc đời họ đã nỗ lực để
phát huy tối đa những khả năng của mình.
Đã hẳn, không phải chúng ta muốn biến tất
cả những người bệnh thành những con người siêu nhân. Chúng ta đến với mọi người,
cả những người kém cỏi nhất, những người trí năng không thể phát triển,... Một tiến
bộ nho nhỏ đối với họ là hạnh phúc lắm rồi. Chúng ta không bao giờ nói rằng như
thế đã đủ, vì chúng ta tin rằng bao giờ cũng còn có thể làm một cái gì đó tốt
hơn nữa cho mọi người.
Đối với những người có đức tin, ý thức được
lời mời gọi và sự hoạt động của Thiên Chúa trong mỗi một người, chúng ta còn hướng
lên bình diện siêu nhiên. Chính khi chúng ta sống như con Thiên Chúa, trong lời
XIN VÂNG theo chương trình của Ngài, chính khi đó, chúng ta đạt được tới sự
phát triển toàn diện. Đối với người không tin đứng trước khuyết tật, họ thiếu
hẳn chiều kích đó. Họ cảm thấy mình như một con rối trước trò chơi của định mệnh.
Đối với người có đức tin yếu, có thể họ bị cám dỗ và ngã lòng thất vọng.
Cũng là chuyện bình thường khi một Kitô hữu
khao khát chia sẻ kho tàng quý báu của anh với những người cũng mang những khuyết
tật giống như anh. Khi sống gần gũi với những người mà anh có thể tới được,
anh đã "khơi dậy tim đèn còn khói", anh đã nâng dậy "ngọn lau bị
bẻ gãy". Công việc anh làm vẫn tôn trọng tự do của người khác. Nhưng qua
đó, anh làm chứng nhân về một đời sống tươi nở như một luồng ánh sáng đến với mọi
người mà anh tiếp xúc. Đơn giản, anh chỉ nói lên điều anh tin, điều anh sống
cách sâu xa tận đáy tim mình. Và đối với những ai được yêu và tới lượt mình cũng
yêu lại, thì đó là điều đáng kể rồi.
d. Giúp hòa nhập vào cuộc sống
Làm cho ai hòa nhập, nghĩa là làm cho người
đó được thừa nhận trong môi trường họ đang sống, để ngay trong môi trường đó họ
cảm thấy thoải mái vui sống, là làm cho họ không chỉ nhận lãnh mà còn có thể
trao ban cho những người sống chung quanh họ. Một người khuyết tật hòa nhập
vào môi trường sống, không mất đi cái tật nguyền của mình; nhưng nếu cái tật bệnh
của họ khiến họ không thể thực hiện một số hoạt động khác, thì điều họ không thể
trao ban bằng cách này, họ sẽ trao ban bằng cách khác. Và như thế họ tạo được
thế quân bình trong con người họ.
Một số người nhờ ý chí cao độ, hoặc nhờ mức
độ khuyết tật chưa trầm trọng, sự hòa nhập đối với những người đó còn tương đối
dễ dàng. Thế nhưng có những người khuyết tật đến mức khiến họ không thể có một
hoạt động thể lý bình thường, họ cũng có thể hòa nhập bằng chính những hành vi
có giá trị thiêng liêng của họ.
Sứ
giả của niềm vui và an bình
Điều bất kỳ người khuyết tật nào cũng có
thể làm được, đó là trở thành sứ giả của niềm vui và an bình. "Dù muốn dù
không, các bạn vẫn là sứ giả cho một hình thức đặc biệt của đức bác ái huynh đệ.
Đức bác ái huynh đệ có một tầm mức sâu hơn nhiều, rộng hơn nhiều bởi vì bác ái
đã được cuộc sống cảm nghiệm, được ban phát bởi chính những người khuyết tật.
Niềm vui của người khuyết tật có một phẩm chất mà những người không khuyết
tật không thể có được".
Người khuyết tật tìm thấy niềm vui và an
bình của họ khi họ vẫn sống niềm hy vọng ngay trong những tình huống ngặt nghèo
nhất, khi họ khám phá được rằng những đau khổ khuyết tật của họ cũng có giá
trị cứu rỗi, niềm vui của họ lúc đó sẽ vô cùng sâu xa và không có gì có thể cướp
mất được. Đó là một niềm vui của người đã chiến thắng được cái nghiệt ngã của khuyết
tật. Chính niềm vui riêng đó mà người khuyết tật cùng cực nhất cũng có một
cái gì để cho người khác.
Sự bình an trong thế giới đầy xáo động này
cũng thế. Những người khuyết tật cũng có thể chia sẻ sự bình an tâm hồn của họ,
sự bình an mà có thể người khác còn thiếu thốn.
Người khuyết tật càng thăng tiến, họ
càng hòa nhập với môi trường xung quanh, họ càng muốn tự mình thể hiện điều đó.
Và như thế, người khuyết tật sẽ đón nhận với tính cách "là một người như
mọi người". Họ cũng có thể gánh vác những trách nhiệm trong gia đình,
ngoài xã hội. Họ cũng có thể tự lực mưu sinh bằng chính những nghề nghiệp
chuyên môn. Và nhất là họ còn có thể hoạt động tông đồ cho người khác, cách
riêng của những người khuyết tật như họ.
BÀI 6
NGƯỜI KHUYẾT TẬT
HÒA NHẬP VÀO CỘNG ĐỒNG
Lm Giuse Nguyễn Quốc
Quang
1.
Khó khăn của người khuyết tật
Nhưng không vì thế mà người khuyết tật ngồi đó mà nguyền rủa
bóng đêm để rồi nản chí, sờn lòng không chịu vươn lên, hay vượt qua chính mình
để hòa nhập vào cuộc sống hầu làm cho chính đời sống mình và mọi người chung
quanh thêm tươi sáng, hạnh phúc và bình an. Vậy, để vượt qua mặc cảm và khó
khăn ấy, người khuyết tật luôn ý thức rằng “tàn mà không phế” để có cuộc sống tự
lập về mọi mặt với chính bản thân mình được ngần nào có thể và hòa nhập với cộng
đồng. Tuy nhiên để làm được điều này, họ cần nhiều sự quan tâm hỗ trợ của các
ban, ngành, đoàn thể và tinh thần của cộng đồng.
2.
Hòa nhập cộng đồng bằng chứng môn đệ Chúa Giêsu
“Có người bị phong hủi đến gặp Người, anh ta quỳ xuống
van xin rằng: "Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch." Người
chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: "Tôi muốn, anh sạch đi!
" Lập tức, chứng phong hủi biến khỏi anh, và anh được sạch. Nhưng Người
nghiêm giọng đuổi anh đi ngay, và bảo anh: "Coi chừng, đừng nói gì với ai
cả, nhưng hãy đi trình diện tư tế, và vì anh đã được lành sạch, thì hãy dâng những
gì ông Mô-sê đã truyền, để làm chứng cho người ta biết” (Mc 1,40-44). Chúng ta biết phong
cùi là một trong những chứng bệnh nan y nguy hiểm. Bên cạnh sự đau đớn về thể
xác, bệnh nhân còn chịu sự hắt hủi, khinh miệt từ phía cộng đồng. Thật thế, thời
Chúa Giêsu, chiếu theo luật, bệnh nhân một khi được chứng thực đã mắc phải căn
bệnh kinh khủng này, lập tức bị cách ly khỏi cộng đồng dân cư. Họ phải ăn mặc
rách rưới, tóc tai để bù xù và khi thấy người nào tiến về phía mình, họ lập tức
phải la lên “ô uế, ô uế” để tránh nhiễm ô uế cho người đó.
Thế nhưng, Lời Chúa cho thấy rõ rằng bệnh nhân bất chấp luật
lệ, anh đến tìm gặp người mà anh biết sẽ giúp anh thoát khỏi sự đau đớn cũng
như sự khinh bỉ do lề luật đặt ra. Điều đáng chú ý là động cơ nào giúp anh mạnh
bạo hòa nhập cộng đồng và tìm đến Chúa Giêsu? Thưa đức tin! Đức tin giúp ý chí
và nghị lực anh đến với Chúa và cộng đồng. “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể
làm cho tôi được sạch”. Và Chúa đã cho anh đã được toại nguyện.
Cũng theo nguyên tắc, không ai đến gần bệnh nhân phong mà
không bị mắc tội ô uế, cần phải qua thanh tẩy mới có thể tái gia nhập cộng
đoàn. Chúa Giêsu, hơn ai hết, hiểu rõ điều đó. Nhưng Người đã vượt xa lề luật
khi giơ tay chạm vào bệnh nhân, giúp cho anh lành bệnh. “Tôi muốn, anh sạch
đi”. Chúa Giêsu đã giúp anh thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo, dẫn đưa anh tái
hoà nhập cộng đồng và bảo: “Hãy đi trình diện tư tế, và vì anh đã được lành
sạch, thì hãy dâng những gì ông Mô-sê đã truyền, để làm chứng cho người ta biết”
(Mc 1,44).
Tôn trọng phẩm giá và
quyền của người khuyết tật là cùng nhau xây dựng một cộng đồng quan hệ giữa người
với người tốt đẹp và bình đẳng. Người khuyết tật cộng tác với Chúa và Giáo Hội và
ngược lại Giáo Hội luôn làm nhiều điều tốt lành cho người khuyết tật đó mới là
tinh thần của Chúa Giêsu. Qủa thế, đứng trước bệnh nhân đang đau khổ, Chúa
Giêsu đã vượt qua mọi trở ngại của lề luật. Người không ngần ngại chạm đến thân
thể lở loét hôi thối của bệnh nhân để yêu thương chăm sóc họ. Vì chưng, sứ mạng
của Chúa Giêsu đến trần gian là để chữa lành con người cả về thể xác lẫn tâm hồn.
Khi đối xử với những người cùng khổ trong xã hội như thế, Chúa Giêsu đã để lại
cho nhân loại một tấm gương về lòng nhân bản tuyệt vời. Để rồi từ đây, các môn
đệ, các thế hệ Kitô hữu tiếp nối truyền thống nhân bản này để ra đi chăm lo cho
những người đau khổ, bệnh tật… hầu dẫn đưa họ hoà nhập vào cộng đồng.
Vậy, là những người khuyết tật,
chúng ta hãy một mặt vâng nghe và thi hành Lời Chúa dạy; mặt khác phải tích cực
cộng tác với Giáo Hội qua tổ chức bác ái của Giáo Hội hầu đêm lại một cộng đồng
của Tin Mừng cứu độ và sự hiệp nhất: “Không
còn phân biệt người Hy lạp hay người Do thái, nô lệ hay tự do, nam giới hay nữ
giới nữa. Vì hết thảy anh chị em chỉ là một với Chúa Giêsu Kitô"
(Gl 3,25-28).
BÀI 7
BAN HỮU
TRÁCH
VÀ VỊ
LINH GIÁM
1.
Nhóm hữu trách
Trước tiên đừng lẫn lộn rằng cộng đoàn chỉ
gồm những người thường xuyên tham dự cuộc họp định kỳ. Đúng hơn, tất cả những
người khuyết tật mà ta tiếp xúc đều là thành viên của Hội. Và như
thế, những người hữu trách của Hội chính là một ban gồm những anh
chị em khuyết tật có thể thường xuyên tham dự các buổi họp. Vậy những người
hữu trách phải là những người như thế nào?
Những người hữu trách đó phải là người khuyết tật tự cảm thấy mình có trách nhiệm với những anh chị em khuyết tật khác, sẵn lòng dấn thân vào việc đi đến tiếp xúc với những người khuyết tật khác sống gần mình. Nói "tiếp xúc với những người khuyết tật" không có nghĩa chọn lọc: Người này có cùng quan điểm với tôi, cùng một lớp xã hội giống như tôi, mang cùng một khuyết tật giống như tôi, mà là đến với những người khuyết tật không phân biệt chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, giai cấp xã hội. v.v... Nói "gần" là có nghĩa tiếp xúc bằng cách viếng thăm trực tiếp, bằng thư từ hay bằng điện thoại.
Những người hữu trách đó phải là người khuyết tật tự cảm thấy mình có trách nhiệm với những anh chị em khuyết tật khác, sẵn lòng dấn thân vào việc đi đến tiếp xúc với những người khuyết tật khác sống gần mình. Nói "tiếp xúc với những người khuyết tật" không có nghĩa chọn lọc: Người này có cùng quan điểm với tôi, cùng một lớp xã hội giống như tôi, mang cùng một khuyết tật giống như tôi, mà là đến với những người khuyết tật không phân biệt chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, giai cấp xã hội. v.v... Nói "gần" là có nghĩa tiếp xúc bằng cách viếng thăm trực tiếp, bằng thư từ hay bằng điện thoại.
Người hữu trách đó phải có những phẩm chất
nào? Chỉ cần có một phẩm chất duy nhất: đó là một trái tim đầy yêu mến.
Người đó có thể có một địa vị cao trong xã hội hay chỉ sống một cuộc sống đơn
sơ hèn mọn, người đó có thể là sang giàu hay là đủ ăn đủ mặc, thậm chí còn có
thể khó khăn túng thiếu, nhưng chắc chắn phải có một phẩm chất không thể thiếu,
đó là một trái tim sẵn sàng yêu thương, cảm thông, chia sẻ.
Những người hữu trách của Hội làm
thành một ban cơ bản, cùng xây dựng cho tình bác ái huynh đệ trong cộng đoàn
ngày càng phát triển. Người hữu trách cũng lưu ý để cộng đoàn đừng trở nên già
cỗi vì gò bó thu hẹp vào chính mình. Trái lại, biết mở rộng cộng đoàn hoặc gầy
dựng một cộng đoàn mới khi có nhu cầu cần thiết bằng cách mời gọi thêm những
người tham gia vào nhóm hữu trách.
Xuất phát từ cùng một nỗi thao thức muốn
thăng tiến những người khuyết tật, nhóm M và T chọn lựa sống và tỏa sáng một
lý tưởng, một mẫu gương, đó là lý tưởng và mẫu gương của Đức Maria đứng dưới
chân thập giá. Với chỗ đứng đó, Đức Maria đã chia sẻ cách sâu xa nhất những
khổ đau của Đức Kitô chịu đóng đinh, là Đấng đã mang lấy mọi thương tích, tật bệnh
của chúng ta để chúng ta được chữa lành. Với danh hiệu M và T, nghĩa là Maria
và Thập Giá, Hội "M và T" nhằm tạo ra giữa những người khuyết tật một
tình bác ái huynh đệ theo tinh thần Tin Mừng, nhờ đó giúp họ thoát ra được sự
cô đơn, cô lập, được triển nở và tìm được một chỗ đứng trọn vẹn, tích cực đúng
với chương trình của Thiên Chúa dành cho họ.
Hội rất cần thiết có một vị linh giám. Vị
linh giám cũng là thành phần trong ban hữu trách. Ngài không chỉ ở bên cạnh mà
đúng hơn, Ngài tham dự tất cả mọi cuộc họp, hiện diện như một người bạn ở bên cạnh
những người hữu trách: những buổi họp, những cuộc viếng thăm, những vấn đề được
đặt ra, những hoạt động cần thực hiện. Ngài giữ một sự hiện diện tế nhị để dành
cho những người khuyết tật phát huy tối đa cũng như trách nhiệm của họ, cũng
như để giúp những người nhút nhát biết cởi mở và dấn thân. Ngài cũng là người dẫn
giải Lời Chúa cho cộng đoàn để giúp cộng đoàn sống chứng nhân tình huynh đệ dưới
ánh sáng Tin Mừng. Vai trò của Ngài thật quan trọng. Cộng đoàn sẽ thiệt hại vô
kể nếu thiếu Ngài. Nói tắt một lời, Ngài là Đức Kitô hiện diện ở giửa cộng
đoàn.
BÀI 8
HỘI TÔNG ĐỒ KHUYẾT TẬT
TRONG VIỆC THĂNG TIẾN
NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Trong xã hội ngày nay, những người khuyết tật được ý thức của chính
mình. Họ nhận thấy rằng họ nắm trong tay những giải pháp cho những vấn đề của
chính họ. Họ không muốn chỉ là thành phần "dự thính", "tán trợ"
trong các tổ chức, hội đoàn vốn có từ trước đến nay. Chính vì thế mà nảy sinh
ra ý tưởng thành lập một cộng đoàn của những người khuyết tật hoạt động tông
đồ giữa những người khuyết tật, để thăng tiến chính những người khuyết tật.
a. Đến với những người khuyết tật và thăng tiến họ
Hội Tông đồ khuyết tật đến với những người khuyết tật, không loại trừ ai, và
quan tâm đến mọi vấn đề liên quan đến người khuyết tật không loại trừ vấn đề
gì. Hội nhằm đưa người khuyết tật thoát ra khỏi sự cô đơn, tiêu cực,
bất hoạt động. Hội muốn giúp người khuyết tật có thể tham gia vào những hoạt
động nhằm thăng tiến chính họ.
b.
Tin tưởng vào tình bác ái huynh đệ
Cuối cùng Hội tin tưởng cách tuyệt đối vào giá trị và hiệu lực
của tình bác ái huynh đệ. Chúng ta tin tưởng như thế vì đó chính là lời của Đức
Kitô. Với niềm tin đó chúng ta như thấy trước hiệu quả của nó trong thế giới những
người khuyết tật. Hàng trăm triệu người khuyết tật sẽ được hồi sinh bằng niềm
tin tưởng đó.
2. Hội Tông đồ khuyết tật tự
nó đã đầy đủ?
Hội tông đồ khuyết tật tự nó đã đầy đủ hay chưa? Hay nó có liên hệ gì với các tổ
chức, hội đoàn khác lo cho người khuyết tật? Nó có "quấy rầy " các
tổ chức, hội đoàn đó không?
Các tổ chức như thế rất đa dạng, có những tổ chức hoạt động về mặt chính
quyền để cải thiện những điều luật thuận lợi cho người khuyết tật, có những tổ
chức giúp người khuyết tật tái hội nhập vào môi trường lao động; có những
trung tâm phục hồi chức năng; có những mái ấm cho người khuyết tật nặng; có những
tổ chức giải trí, thể thao cho người khuyết tật....
Hội không thay thế, càng không loại trừ những thứ đó. Nhưng nó
đi bước trước trong việc khích lệ những người khuyết tật tham gia vào các tổ
chức thích hợp cho họ. Hơn nữa, nếu có người khuyết tật nào nhờ cộng đoàn
mà lấy lại được cuộc sống lạc quan, nay vì có chân trong một tổ chức hội đoàn
nào mà không thể tham gia trong ban hữu trách của cộng đoàn nữa, thì cộng đoạn
đón nhận điều đó như một sự thăng tiến của họ và đồng thời cũng rất vui mừng vì
đã góp phần vào việc thăng tiến đó.
BÀI 9
HỘI TÔNG ĐỒ KHUYẾT TẬT
VÀ
NGƯỜI KHÔNG KHUYẾT TẬT
Trong cộng đoàn không bao giờ có sự phê phán chỉ trích những mối quan hệ
giữa những người khuyết tật và người không khuyết tật. Phải có những mối
quan hệ đó, nếu không trong xã hội cũng như trong Giáo Hội sẽ nảy sinh một hố
sâu ngăn cách giữa những người khuyết tật và người không khuyết tật. Việc người
khuyết tật dành cho người không khuyết tật một tình bạn chân thực và một sự
quan tâm đến tình trạng sức khỏe của họ, đó là một điều hết sức tốt đẹp. Và cũng
hết sức tốt đẹp khi một người khuyết tật lại bước trước trong việc kết nối mối
tình bạn đó với những người không khuyết tật, quan tâm đến niềm vui nỗi buồn
của họ. Không bao giờ cộng đoàn muốn đào ra những hố sâu ngăn cách giữa người khuyết
tật và người không khuyết tật.
Tuy nhiên, những người không khuyết tật cũng cần lưu ý một thực tại
này là những người khuyết tật học cách thăng tiến cuộc sống của mình không phải
từ những người lành lặn mà từ những người khuyết tật cũng như họ. Cần phải có
rất nhiều can đảm để làm điều mình có thể làm đang khi có rất nhiều người khác
sẵn sàng làm thay. Sự hiện diện quá năng động của những người không khuyết
tật có thể là nguyên nhân khiến cho những người khuyết tật càng bị ám ảnh về
sự khiếm khuyết của mình, và do đó càng rút sâu vào tâm trạng mặc cảm. Và khi mặc
cảm đã thành nếp, để vượt qua khỏi chỗ lún, cần có sự dũng cảm vượt bậc. Hơn nữa,
"đoạn trường ai có qua cầu mới hay", những người khuyết tật phải cảm
thấy được hỗ trợ bởi những người đã từng sống kinh nghiệm đau khổ đó giống như
họ. Tấm gương của những người khuyết tật giàu nghị lực đã vượt qua được mặc cảm
nơi chính họ sẽ giúp những người khuyết tật khác tự tin và vươn lên có hiệu
quả hơn mọi thứ lời khuyên khác.
Như thế vai trò của những người không khuyết tật đối với cộng đoàn thật
rõ ràng. Nói chung, những người không khuyết tật không nên đóng vai trò phụ
trách trong cộng đoàn. Họ có thể bị thúc đẩy dành việc của người khác. Tuy
nhiên, những người vợ hoặc chồng của những người khuyết tật, hoặc những cha,
người mẹ của những người con khuyết tật, vì đã trải qua những thử thách thương đau
của khuyết tật nơi người thân họ, có thể trở thành những người hữu trách rất
tốt của cộng đoàn.
Tóm lại, phải chăng cộng đoàn từ chối tất cả mọi hoạt động chung với những người không khuyết tật? Không phải thế. Nhưng vì cộng đoàn đã muốn kết nối quan hệ tình bạn với họ, nên những người không khuyết tật chính là những người bạn, hay nói cách khác là những cộng tác viên của cộng đoàn.
Tóm lại, phải chăng cộng đoàn từ chối tất cả mọi hoạt động chung với những người không khuyết tật? Không phải thế. Nhưng vì cộng đoàn đã muốn kết nối quan hệ tình bạn với họ, nên những người không khuyết tật chính là những người bạn, hay nói cách khác là những cộng tác viên của cộng đoàn.
BÀI
10
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
HỘI TÔNG ĐỒ KHUYẾT
TẬT
Nữ
tu Mátta Võ Thị Mai
1. Các Cha Linh Giám và thành viên
a. Giai đoạn tiên khởi
Những tháng đầu năm 1998,
Chị Thanh, anh Vinh, anh Thạch với sự giúp đỡ và hướng dẫn của Cha Phêrô Trần
Đức Cường tìm đến với nhau để gặp gỡ, chia sẻ, cảm thông… đây là ba thành viên
khuyết tật đầu tiên qui tụ thành một Nhóm và có Cha Phêrô Cường hướng dẫn tinh
thần. Trong thời gian này Cha Giuse Vũ Văn Trúc có giúp đỡ anh chị em chia sẻ
và sống Lời Chúa.
b. Giai đoạn phát triển
Cha Phêrô Trần Đức
Cường, lúc bấy giờ đang ở Tòa Giám Mục Đà Nẵng đã cùng với các thành viên đầu
tiên tìm đến thăm viếng vừa động viên một số anh chị em khuyết tật khác trong
địa bàn thành phố Đà Nẵng biết sống vươn lên và hòa nhập đồng thời giúp họ mạnh
dạn tham gia vào sinh hoạt Nhóm.
Với sự quan tâm đặc
biệt đến mặt tinh thần của anh chị em khuyết tật, Cha Phêrô đã cầu nguyện, suy
tư và dày công soạn ra cuốn chỉ nam cho Nhóm với tựa đề: “Phong trào Người
Khuyết Tật đến với người Khuyết Tật” và nay là tập “Hướng Sống” của Nhóm
Tông Đồ Khuyết Tật Giáo Phận Đà Nẵng. Qủa thật nhờ cuốn chỉ nam ấy, người
khuyết tật hiểu và sống lạc quan, bình an và đầy nghị lực để vượt lên chính
mình hòa nhập nhanh với cộng đồng.
Thật thế, Nhóm từ 3 thành
viên phát triển lên 10, 20, 30… thành viên, và có thêm một số anh chị em tình
nguyện viên như: anh Vượng, anh Tỵ, anh An, anh Vinh ở Giáo xứ Ngọc Quang và
một vài anh chị em ở các nơi khác như: chị Hương, chị Hồng Hoa, anh Ân. Sau này
lại có thêm chị Ngọc Mai, chị Thơm, chị Xuân ở Giáo xứ Nhượng Nghĩa và vợ chồng
anh chị Liêm ở Giáo xứ Hòa Thuận. Các tình nguyện viên này thường đưa đón anh
chị em khuyết tật đến tận nơi để sinh hoạt và chia sẻ Lời Chúa trong Nhóm.
Đặc biệt, vào tháng
8-1998, nhân dịp kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra tại La Vang, Cha cố Giu-se Trúc
và Cha Phê-rô Cường đã tổ chức cho Nhóm lần đầu tiên đi hành hương Đức Mẹ La
Vang để phó dâng cho Mẹ những người con khuyết tật thân yêu cùng với bao tâm
tư, ước nguyện và dự tính của Nhóm.
Trong dịp này, Nhóm
có dịp gặp chị Matta Mai, nữ tu dòng Mến Thánh Giá Huế, chị đang phục vụ tại La
vang. Chị giúp chuẩn bị Thánh lễ và lo chỗ ăn chỗ nghỉ cho Nhóm. Những năm từ
1998-2002 mỗi lần đi hành hương, anh chị em đều gặp nhau và trở nên quen thân
như người nhà. Ý Chúa nhiệm mầu khiến Bề Trên Dòng chuyển đổi Chị vào giúp xứ
Nhượng Nghĩa, Giáo phận Đà Nẵng. Tháng 12 năm 2002, Cha Cường đã xin với chị bề
trên của Dòng Mến Thánh Giá Huế cho Chị Mai đồng hành với Nhóm và Bề Trên Dòng
đã chấp nhận cho Chị Mai đồng hành với Nhóm với tư cách là trợ úy trong các
buổi sinh hoạt cho đến bây giờ.
Và cho đến này Nhóm đã phát triển và hoạt
động rất mạnh, có cơ cấu tổ chức ổn định. Cụ thể, Nhóm hiện nay có Linh mục linh giám, Soeur Trợ úy, anh
trưởng Nhóm, chị phó kiêm thủ quỹ Nhóm, thư ký, ban cố vấn, 11 tình nguyện
viên, và hơn 150 anh chị em khuyết tật trong và ngoài giáo phận đang sinh hoạt
vào các dịp lễ lớn cũng như dịp chia sẻ Lời Chúa và thánh lễ Chúa Nhật tại Tòa
Giám Mục Đà Nẵng.
2. Cha Linh Giám và địa điểm sinh hoạt Nhóm
Giai đoạn đầu, địa
điểm sinh hoạt chưa cố định, cha Phê-rô Cường và anh Trưởng Thạch xin được nhà
xứ nào thì anh chị em đến sinh hoạt tại đó.
Đến năm 1999, cha
Cường làm cha xứ Ngọc Quang, Nhóm sinh hoạt cố định tại Ngọc Quang vào các
chiều Chúa Nhật đầu tháng, và giữa tháng. Các Chúa Nhật khác, anh chị em cũng
gặp nhau tại Ngọc Quang, nhưng là để phân công đi thăm viếng những anh chị em
khuyết tật đau yếu hoặc gia đình gặp hoạn nạn, và cũng để mời gọi anh chị em
tham gia vào nhóm. Với hướng sống người khuyết tật đến với người khuyết tật, và
sống tinh thần huynh đệ Tin Mừng, Cha Cường đặt tên cho Nhóm là TÔNG ĐỒ KHUYẾT
TẬT. Có thể nói Ngọc Quang là “chiếc nôi” của Nhóm và Cha Phê-rô Cường là người
Cha tinh thần, Đấng sáng lập Nhóm.
Từ năm 2005, Cha
Cường đi du học, Nhóm xin Đức cha Phao-lô cho Cha Giu-se Nguyễn Kim Nhật, quản
xứ An Hải làm linh hướng cho Nhóm. Thế là từ năm 2005, những dịp sinh hoạt đặc
biệt như mừng lễ Giáng Sinh, Phục Sinh, lễ Bệnh Nhân, lễ Bổn mạng Nhóm, cha
Nhật đều mời Nhóm về tham dự thánh lễ và sinh hoạt tại giáo xứ An Hải. Tại đây,
ban hội đồng mục vụ của giáo xứ An Hải đã tiếp đón anh chị em khuyết tật rất
tận tình, quảng đại và chu đáo.
Sau này, khi Cha
Giu-se chuyển đổi đến giáo xứ An Hòa. Tuy khá xa, nhưng Cha vẫn tạo mọi phương
tiện để anh chị em có thể đến dự lễ và sinh hoạt mỗi năm ít là vài ba lần. Ban
hội đồng mục vụ tại giáo xứ An Hòa cũng tạo nhiều dấu ấn tốt đẹp với Nhóm qua
cung cách phục vụ vui tươi, hòa nhã. Đúng là An Hòa! Nhóm xin chân thành tri
ân.
Phần cha Giu-se Nhật,
tuy sức khỏe không được tốt, nhưng Cha luôn sẵn sàng hiện diện chia sẻ với Nhóm
trong những dịp tĩnh huấn cũng như trong các chuyến hành hương đến Trà Kiệu và
La Vang. Cha cũng đã ban các Bí Tích Khai Tâm cho anh Lợi và chị Hà trước sự
hiện diện chan hòa tình huynh đệ của anh chị em khuyết tật trong Nhóm.
Cũng từ khi Cha
Phê-rô đi du học (2005), các chiều Chúa nhật thứ 3 trong tháng, Nhóm đến sinh
hoạt tại cộng đoàn các chị Dòng Mến Thánh Giá Huế tại Nhượng Nghĩa. Nơi đây,
Nhóm quy tụ thêm một số anh chị em khuyết tật lương dân trong địa bàn quận Sơn
Trà. Đặc biệt, Cha Phê-rô Lê Hưng, Quản
xứ Nhượng Nghĩa luôn quan tâm tạo mọi điều kiện ưu tiên và thuận lợi cho anh
chị em, Cha cũng thường xuyên thăm viếng, ban bí tích Hòa giải, hiện diện với
Nhóm trong các dịp lễ cùng với sự phục vụ tận tình của giáo dân nơi đây. Cảm
tình viên và ân nhân của Nhóm còn có Cha Fabianô Lê văn Hào, Dòng Don Boscô.
Tuy ở xa, nhưng khi có điều kiện, Cha cũng đến thăm nhóm, dâng thánh lễ cầu
nguyện, chia sẻ về mặt tinh thần cũng như vật chất. Cha tạo điều kiện cho Nhóm
phục vụ đi giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, thư giản tại Bànà.
Cách riêng, Cha
Marcellô Đoàn Minh, giám đốc Caritas Đà Nẵng, từ năm 2009, khi Caritas giáo
phận vừa hoạt động trở lại, Cha đã quan tâm hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện cho
Nhóm tổ chức tĩnh tâm, tĩnh huấn, cũng như gởi nhân sự tham gia các lớp tập
huấn về kỹ năng giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng góp phần nâng cao ý
thức sống sứ mạng tông đồ, đồng thời cũng không quên quan tâm đến khía cạnh con
người; giúp họ có điều kiện để sống đúng phẩm giá cao quý của con người trong
một nền văn minh tình thương và sự sống.
Và mới đây, sau dịp
đại hội dân Chúa của Giáo Phận, tháng 10 năm 2012, Đức Cha Giu-se đã mời Cha
Giu-se Nguyễn Quốc Quang làm linh hướng cho Nhóm thay Cha Nhật vì lý do sức
khỏe. Cha Giuse Quang đã xin Đức Cha cho Nhóm về sinh hoạt cố định tại Tòa Giám
Mục. Với sự ưu ái của Đức Cha, Nhóm được về sinh hoạt thường xuyên tại phòng
hội của Tòa Giám mục. Cha Giu-se Quang là một linh mục rất trẻ, luôn hiện diện
thường xuyên trong các buổi sinh hoạt, chia sẻ Lời Chúa, dạy giáo lý cộng đồng
và đặc biệt dâng thánh lễ riêng cho Nhóm.
Phần Cha Phê-rô Trần
Đức Cường từ khi đi du học về, ngài được Đức Cha bổ nhiệm làm giám đốc ơn gọi,
nhưng Nhóm vẫn thường xuyên liên lạc xin ý kiến và sự hướng dẫn của ngài. Đặc
biệt qua các dịp tĩnh huấn, Ngài giúp anh chị em khuyết tật hiểu để sống đúng
sứ mạng của người Tông đồ khuyết tật.
3. Hoa trái thiêng liêng
Sau gần 15 năm hình
thành và phát triển, Nhóm đã từng bước khắc phục khó khăn và gặt hái nhiều
thành quả tốt đẹp. Đa phần anh chị em đã dễ dàng hòa nhập với cộng đồng và xã
hội. Nhiều người đã tự đứng lên trên đôi chân của mình, chẳng hạn, giảm bớt tự
ti, mặc cảm, chấp nhận những hạn chế của bệnh tật, tìm được các công việc phù
hợp để nuôi sống bản thân, nhiều người tạo lập gia đình từ những mối quan hệ
giao lưu giữa các Nhóm, một vài anh chị đứng ra tổ chức câu lạc bộ để giúp
người khuyết tật có cơ hội hòa nhập và thăng tiến. Cụ thể, Câu lạc bộ Ước Mơ
Xanh (anh Tùng chủ nhiệm), câu lạc bộ Phụ Nữ Khuyết Tật (chị Thanh Thu, chị Kim
Loan, chị Duy Trinh trong ban chủ nhiệm) được các tổ chức xã hội tin tưởng và hoan
nghênh.
Đặc biệt, quý Cha linh hướng đã từng bước
giúp anh chị em khuyết tật công giáo sống đúng ơn gọi của người Ki-tô hữu là sống
và làm chứng cho Tin Mừng. Cho đến nay (2013) đã có 17 người khuyết tật được
nhận lãnh ơn tái sinh qua bí tích Thanh tẩy. Đó như là những bông hoa tươi thắm
kính dâng để tạ ơn Thiên Chúa, cám ơn Đức Mẹ và tri ân quý Đức cha, quý Cha
linh hướng, quý Chị trợ úy, các tình nguyện viên và quý ân nhân xa gần.
Tất cả là hồng ân,
chúng con chân thành tri ân Thiên Chúa, cám ơn quý Đức Cha, quý Cha, quý ân
nhân… Xin tiếp tục nâng đỡ và cầu nguyện cho Nhóm chúng con.
Khám sức khỏe cá nhân tổng quát là giải pháp phát hiện bệnh lý sớm và điều trị kịp thời được các chuyên gia khuyên nên tiến hành định kì 6 tháng – 1 năm. Vậy khám sức khỏe cá nhân tổng quát có thực sự quan trọng và bao gồm những hạng mục cơ bản nào?>>> Khám sức khỏe cá nhân có tác dụng gì ? ?
Trả lờiXóaPhòng khám Đa khoa Phương Nam – Địa chỉ khám mắt ở Đà Lạt chất lượng
Trả lờiXóaTại Đà Lạt, bạn sẽ không quá khó khăn để tìm cho mình một phòng khám mắt uy tín và chất lượng. Vì hiện nay, trên địa bàn Đà Lạt, Phòng khám Đa khoa Phương Nam – Địa chỉ Phòng khám mắt ở Lâm Đồng uy tín được nhiều bệnh nhân đánh giá cao.>>>>Dấu hiệu nào bạn nên đi khám mắt ngay