Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

TÂM LÝ NGƯỜI KHUYẾT TẬT - BÀI 3



  
   NHÌN THẤU ĐÁO KHUYẾT TẬT ĐỂ SỐNG CÓ Ý NGHĨA

   Nội dung dưới đây nhằm giúp người khuyết tật tham gia có cái nhìn thấu đáo về khuyết tật của mình. Đây cũng là dịp để người khuyết tật xác định khả năng bản thân có thể làm được những gì và sự tham gia của mình trong xã hội có ý nghĩa ra sao.
 Người khuyết tật là những người bị suy giảm về thể chất, thần kinh, trí tuệ hay giác quan trong một thời gian dài, cho nên, trong các quan hệ qua lại với con người, họ sẽ phải đối mặt với hàng loạt những rào cản có thể cản trở về sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của người khuyết tật vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với cộng đồng.

I. Các dạng khuyết tật và rào cản
1. Người khuyết tật vận động
Vấn đề đi lại là rào cản lớn nhất của dạng khuyết tật này. Mặc dầu vẫn có những bước tích cực trên công cuộc tái thiết hạ tầng nhằm tạo điều kiện cho người khuyết tật phá bỏ rào cản này nhưng Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới hiện vẫn còn chưa có đầy đủ phương tiện giao thông, các đường dành riêng cho người khuyết tật. Từ đó, người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn khi tham gia các hoạt động xã hội và dĩ nhiên họ ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội như: vui chơi, giải trí, du lịch…
Những người khuyết tật luôn gặp hạn chế do khuyết tật của bản thân, không những thế đa số dư luận coi người khuyết tật là những thành phần thiếu tích cực trong xã hội. Vì chưng, người ta cho rằng người khuyết tật không có khả năng thực hiện bất cứ điều gì, không có khả năng học tập, không có khả năng tự đưa ra quyết định. Vì vậy, người khuyết tật khó đi thuê nhà, không vào được trường mình muốn. Như một mặc định, một số nhà từ thiện cho rằng: chỗ của người khuyết tật là ở trong nhà, trong bệnh viện hay trong cơ sở chăm sóc dành riêng; do vậy người khuyết tật ít có cơ hội được học tập, việc làm cho dù có đủ khả năng và trình độ.
Nói chung, do những hạn chế cá nhân của mình nên người khuyết tật bị xã hội xem nhẹ và để tồn tại người khuyết tật phải biết tự mình vượt qua những khó khăn này. Quang trọng hơn cả là họ phải biết sống chung với khuyết tật của mình.
 Hầu hết mọi người cho rằng người khuyết tật phải khắc phục khuyết tật của bản thân mới là tốt, cho nên người khuyết tật né tránh nhìn thẳng vào tâm tư che đậy tình cảm của mình. Thậm chí người khuyết tật còn được người khác bảo ban rằng phải cố gắng sôi nổi, tươi cười để mọi người xung quanh không rời xa họ.
2. Người khuyết tật khiếm thính
Có rất nhiều trường hợp người khiếm thính mặc dầu không nghe được nhưng đôi lúc họ cũng tỏ ra mình nghe được bởi sợ mọi người xa lánh mình từ đó sự tự ti mặc cảm càng lúc càng tăng cao. Thật ra, vấn đề truyền đạt thông tin cho người khiếm thính chưa được phổ biến rộng rãi vì khẩu ngữ là một ngôn ngữ còn hạn chế trong kho từ vựng của người khiếm thính
3. Người Khiếm thị
Có nhiều trường hợp người khiếm thị vẫn tự làm được những công việc mà người bình thường đôi lúc còn thấy khó, nấu ăn chẳng hạn, nhưng chúng ta rất ngại khi dùng những sản phẩm họ làm ra. Vì, đơn giản chúng ta không tin tưởng vào họ! Họ cũng ít có cơ hội tham gia các hoạt động xã hội bởi vấn đề truyền đạt thông tin cho họ còn hạn chế, chẳng hạn chữ nổi chưa được phổ biến rộng rãi.
4. Người thiểu năng trí tuệ
Họ thường bị cho là nguy hiểm và không nên đến gần. Có những người khuyết tật còn được dạy bảo phải tập thể thao để luôn khỏe mạnh, hoặc tập phục hồi chức năng mới tốt. Tuy nhiên các liệu pháp này chỉ phát huy tác dụng, nếu bản thân người khuyết tật thực sự thích tập và mong muốn rèn luyện. Sức ép như vậy làm cho người khuyết tật luôn rụt rè, e sợ, không chủ động, lo lắng chú ý đến thái độ của những người xung quanh. Bên cạnh đó ngay chính trong gia đình của mình người khuyết tật cũng bị xem nhẹ, coi thường, luôn là người phụ thuộc, làm cho người khuyết tật bi quan và coi rằng khuyết tật là có lỗi. Ví dụ, khi tôi trở thành người khuyết tật, thời gian điều trị tại bệnh viện việc ăn uống của tôi không được sự lựa chọn, tôi chỉ thực hiện bởi những thức ăn, nước uống đó là tốt theo lời bác sĩ. Những việc bàn bạc quan trọng trong gia đình cũng không cần tôi tham gia. Và nếu điều này tiếp diễn theo thời gian thì các bạn nghĩ thế nào?

II. Khuyết tật đối với gia đình
Trong cuộc sống, có rất nhiều người khuyết tật bị ảnh hưởng bởi quan điểm thiếu tích cực về người khuyết tật từ chính những người thân trong gia đình. Nhiều gia đình vẫn còn suy nghĩ khá nặng nề về người khuyết tật, vì họ cho đó là một điều không hay. Thậm chí, nhiều gia đình không muốn người khuyết tật đi ra ngoài gặp gỡ người khác. Rồi còn có những gia đình coi việc trong nhà có người khuyết tật là đáng xấu hổ. Ở nông thôn, có nhiều gia đình rất đỗi đắng cay và cho là nặng nề khi có người khuyết tât. Bởi thế, nếu trong gia đình có người khuyết tật, họ coi đó là sự không may mắn. Chính những điều này làm cho người khuyết tật cảm thấy mình là gánh nặng của gia đình. Vì rất nhạy cảm nên người khuyết tật không muốn nhìn thấy những ánh mắt, cử chỉ thương hại của người khác. Người khuyết tật thường kìm nén cảm xúc của mình, kìm nén những nhu cầu thiết yếu của mình bởi không muốn đưa ra những yêu cầu làm phiền mọi người xung quanh. Một ví dụ thực tiễn nhất về đề tài tình yêu, người khuyết tật cũng có quyền yêu và được yêu, họ cũng có quyền hưởng hạnh phúc của mình nhưng vấn đề lập gia đình của người khuyết tật vấn còn trở ngại bởi chính tâm lý của gia đình người khuyết tật, họ luôn bị cản trở.
      Chúng ta có thể thấy rằng: Tình yêu thương của mọi người - gia đình và bạn bẻ - chắc chắn làm cho người khuyết tật yêu cuộc sống hơn; qua đó nhận thức được sức mạnh của mình. Đây cũng chính là động lực để người khuyết tật vươn lên trong cuộc sống vượt qua những rào cản của xã hội.

III. Khuyết tật đối với xã hội
Quan điểm về người khuyết tật trong xã hội có sự khác nhau ở từng địa phương. Có nơi người ta cho rằng người bị khuyết tật ngay từ lúc mới sinh ra là do quả báo từ kiếp trước, ăn ở không lương thiện. Thậm chí, trong thời kỳ chiến tranh, người khuyết tật do bị thảm sát, bị thương…. Rồi còn, có người cho rằng người khuyết tật là, xấu xã hội. Chúng ta còn nhớ trong lịch sử chiến tranh thế giới thứ nhất, Phát xít muốn tạo ra một xã hội toàn những người khỏe mạnh, họ cho rằng việc để những người khuyết tật sống và sinh con làm cản trở quá trình tiến bộ, hay nói cách khác tiêu diệt người khuyết tật sẽ tạo ra một xã hội hoàn hảo. Từ chính những quan điểm lệch lạc này đã làm cho xã hội có nhận thức không đúng về người khuyết tật. Đáng tiếc thay! Vì nên nhớ cho rằng khuyết tật là điều mà bất cứ ai cũng có thể có, khuyết tật  không hề xấu mà nó có lợi thể riêng, chính vì vậy người khuyết tật cần phải sử dụng những lợi thế vốn có của mình để sống có ý nghĩa và chứng minh xã hội thấy rằng tàn mà không phế.
                                        
Thiện Tùng

 






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét