Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

MÙA CHAY THÁNH 2015

YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA YÊU TA
Kết quả hình ảnh cho chúa yêu conBạn thân mến,
Với mỗi Kitô hữu, Mùa Chay luôn là một lời mời gọi biến đổi nội tâm hay còn gọi là « hoán cải », với những phương thế quen thuộc như cầu nguyện, chay tịnh và bố thí. Ngoài ra, Mùa chay cũng còn là một lời mời gọi tất cả cùng « lùi lại » - lùi lại giữa những quay cuồng và chao đảo của cuộc sống xã hội, để nghe được tiếng Chúa đang kêu gọi, hối thúc, đụng chạm và hướng dẫn mỗi người, và nhất là để thấy được rằng Lời Chúa có sức giải phóng con người khỏi những ưu tư thường nhật. Đặc biệt Mùa Chay còn là thời gian thuận tiện để trở về với giao ước tình yêu mà chúng ta đã ký kết giao ước với Ngài qua bí tích Thánh Tẩy. Giao ước tình yêu ấy cốt ở điểm này: “Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống. Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta. Nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế, chúng ta cũng phải yêu thương nhau” (1Ga 9,11-13). 

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

SINH HOẠT ĐẦU XUÂN ẤT MÙI

HÃY ĐỂ CHÚA THÁNH THẦN 
DÌU DẮT CHÚNG TA TRONG CHAY TỊNH
       Không khí mùa xuân vẫn còn phơi phới nên anh chị em vui vẻ qui tụ về Ngôi Nhà Chung trong niềm hân hoan vui xướng. Hôm nay, Nhóm chúng ta hân hoan chào đón Cha Giuse Trương Đình Hải, Linh mục giáo Phận OSAKA, Nhật Bản về quê hương ăn Tết. Ngài đến chia vui mừng xuân với Nhóm và chủ tế Thánh Lễ hôm nay. 
      Trước hết, Cha linh giám tập hát và giới thiệu Cha Hải cho anh chị em chúng tôi chào mừng. Cha Hải là người con xứ Thanh Bình. Ngài là người giới thiệu quí ân nhân tại Nhật Bản và Sài gòn để kinh tế cho Nhóm chúng ta tổ chức bổn mạng Nhóm và hành hương La Vang trong năm qua. Cha Hải nói: Ngài rất ưu ái và cầu nguyện cho Nhóm. Ngài luôn hỏi thăm anh chị em qua Cha Quang. Ngài sẽ cầu nguyện cho anh chị em chúng ta và giữ mãi mối tình thân này. 



      Bước vào Thánh lễ, Cha chủ tế mời gọi anh chị em theo chân Chúa vào hoang địa chay tịnh bốn mươi ngày. Dù người đời vẫn còn xuân, nhưng chúng ta vẫn vào chay tịnh để được tràn đầy ân sủng Chúa. Vì vậy, trong bài giảng, qua Lời Chúa Ngài mời gọi hãy để Chúa Thánh Thần giúp đỡ và dìu dắt chúng ta trong mọi hoàn cảnh để cùng với Chúa chịu thương chịu khó ngõ hầu cùng được phục sinh vinh hiển với Ngài.

CHÚA NHẬT II MÙA CHAY

ĐỨC TIN VÀ ĐAU KH
Lời Chúa: St 22,1-2.9a.10-13.15-18; 
Rm 8,31b-34; Mc 9,2-10
       Kết quả hình ảnh cho chúa nhật 2 mùa chay Giáo Lý Hội Thánh Công giáo dạy rằng: “Tin trước hết là gắn bó bản thân con người với Thiên Chúa, đồng thời cũng là tự nguyện chấp nhận tất cả chân lý Thiên Chúa đã mặc khải: Nhờ bao gồm cả hai điều trên, đức tin Kitô giáo khác với việc tin tưởng một người phàm. Thật là chính đáng và phải đạo khi phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa và tin tuyệt đối điều Người dạy” (số 150). Như vậy, đức tin không phải là một mớ giáo lý mà ta đã học, cũng không phải là một sự chinh phục, mà là một ân ban nhưng không của Thiên Chúa. Nhờ ân ban ấy, con người có được một lối sống tin tưởng, phó thác và chủ động theo Chúa. Lối sống đó là soi mình dưới bóng Chúa, đặt hành vi luân thường đạo lý dưới Lời Chúa qua từng biến cố của cuộc đời. Nghĩa là biết đáp ứng bằng đức tin trong mọi tình huống bằng hành động cụ thể. Tóm lại, Đức tin như một con mắt thần hướng chúng ta đến một cách sống bình an, phó thác, nhìn đau khổ và cái chết như những phương tiện dẫn đến vinh quang.

CHÚA NHẬT I MÙA CHAY

CHIẾN ĐẤU ĐỂ ĐỪNG SA CƠN CÁM DỖ
Li Chúa: St 9,8-15; 1Pr 3,18-22; Mc 1,12-15
Kết quả hình ảnh cho chúa nhật 1 mùa chaySau ba ngày Tết, hôm nay chúng ta bước vào Chúa Nhật thứ 1 Mùa Chay. Mùa chay kéo dài 40 ngày. Con số 40 tượng trưng cho một cuộc khởi đầu mới: lụt đại hồng thủy 40 đêm ngày; 40 năm dân Do Thái đăng trình trong sa mạc để tiến về Đất Hứa; 40 ngày 40 đêm ngôn sứ Elia đi bộ về núi Hôrép để lãnh nhận sứ mạng tái lập giao ước. Và Chúa Giêsu làm cuộc hành trình cá nhân 40 đêm ngày trong hoang địa để sau đó bắt đầu một cuộc xuất hành mới dẫn dân mới về Đất Hứa là Quê Trời. Bốn mươi ngày cũng là hình ảnh của cuộc đời mỗi người chúng ta. Thật vậy, như Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay, sau khi chịu phép rửa, liền được Thần khí đẩy vào sa mạc chịu Satan cám dỗ, chúng ta cũng vậy, sau phép rửa tội liền bắt đầu chiến đấu với các cám dỗ.

Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2015

CUNG CHÚC TÂN XUÂN

SOEUR VÀ ANH CHỊ EM






CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN

BỆNH TẬT LÀ THÔNG PHẦN ĐAU KHỔ VỚI CHÚA
Lời Chúa: Lv 13,1-2.44-46; 1Cr 10,31 – 11,1; Mc 1,40-45

 Bệnh là một hiện tượng hiển nhiên trong cuộc đời. Có mang thân người là có bệnh. Cho nên, ông bà ta dạy: “sinh lão bệnh tử” là qui luật của con người. Mỗi chúng ta có thể trải qua một hay nhiều lần bệnh, không lúc này thì khi khác, không nặng thì nhẹ. Nếu người nào, đến giây phút này vẫn chưa một lần bệnh thì đó là một hạnh phúc lớn. Nhưng ít ra, người đó cũng chứng kiến người thân của mình bị bệnh và biết chắc rằng, đến một lúc nào đó, mình có thể bị bệnh. Do đó, bệnh là một hiện tượng rất gần gũi với con người trực tiếp hoặc gián tiếp dù người đó giàu, nghèo, chức quyền hay dân thương. Người đời khi nói đến bệnh, là người ta nghĩ đến sự đau đớn, khổ sở, khó chịu, buồn bã, âu lo, sợ hãi, tủi hổ, xấu xa. Hễ bệnh là đau. Điều này không ai phủ nhận. Nhưng điều quan trọng là làm thế nào, dù đau (về thân), chúng ta đừng có khổ (về tâm). Chúng ta  nói rằng bệnh làm sao mà không buồn không khổ? Tôi đã từng thắc mắc như nhưng sau khi bệnh, tôi nghiệm ra rằng lúc mình bệnh là bệnh là cơ hội để nhận biết tín hiệu cơ thể mình yếu ớt lắm, vì Lời Chúa nói: Kiếp phù sinh, tháng ngày vắn vỏi . Tươi thắm như cỏ nội hoa đồng. Một cơn gió thoảng là xong. Chốn xưa mình ở cũng không biết mình!” (TV 103,15-16). Thứ đến, bệnh là dấu hiệu cho bạn biết rằng bạn cần điều chỉnh cho cuộc sống trở nên thoải mái hơn. Vì chưng, Chúa nói: "Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, vì không phải hễ ai được dư giả, thì mạng sống người ấy nhờ của cải mà được bảo đảm đâu" (Lc 12,5). Rồi khi bệnh, chúng ta thấy nhu cầu cho đời sống tâm linh trở nên cần thiết hơn vì chưng có Chúa ta nào sợ chi, có Chúa làm cho ta hoan lạc và bình an.

Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

THÁNH LỄ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC - NHÀ THỜ THANH BÌNH



NHỜ MẸ CHÚNG CON ĐẾN VỚI CHÚA VÀ ĐƯỢC CHỮA LÀNH

'





         Vào những ngày cuối năm Giáp Ngọ, tuy bận rộn với công việc nhưng mọi người hôm nay quy tụ về hang đá Lộ Đức tại nhà thờ Thanh Bình để tham dự Thánh Lễ Đức Mẹ Lộ Đức - Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân. Chủ sự Thánh Lễ hôm nay là Đức Giám Mục Giáo Phận và đồng tế với Ngài là Cha quản xứ Thanh Bình, Cha Văn Phòng Tòa Giám Mục, Cha tuyên úy bệnh viện và Cha tuyên úy Tông Đồ Khuyết Tật. Anh chị em Tông Đồ Khuyết Tật cùng tham dự với anh chị em bệnh nhân và toàn thể anh chị em giáo dân giáo xứ Thanh Bình. Thật là hạnh phúc cho chúng tôi bởi vì đây là lần đâu tiên Nhóm tham dự Thánh Lễ này với tư cách thay mặt các bệnh nhân trong Giáo Phận để cầu nguyện cho các anh chị em bệnh nhân, khuyết tật khác không đến tham dự được. 

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

HỌC GIÁO LÝ PHỤNG VỤ

40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ
(tiếp theo)

13. Tại sao, sau Công Đồng Vaticanô II, linh mục chủ tế lại đứng đối diện với cộng đoàn ?

        Đây là một trong những cải cách phụng vụ thấy rõ nhất của Công Đồng Vaticanô II. Thời thượng cổ, hầu hết các nhà thờ được xây hướng về phía đông, hướng mặt trời mọc, nơi tượng trưng cho sự Sống Lại. Hướng về phía đông khi cầu nguyện là một cách muốn cho hiểu rằng cộng đoàn cùng với linh mục chủ tế ngỏ lời với Chúa Kitô phục sinh. Chúng ta cũng biết rằng người Do-thái hướng về thành Giêrusalem khi cầu nguyện, và người hồi giáo hướng về thành La Mecque. Sau Công Đồng Vaticanô II, linh mục chủ tế không quay lưng về phía cộng đoàn như theo truyền thống nữa, mà quay mặt về cộng đoàn trong suốt thánh lễ. Thông thường, chúng ta đối diện với người nào đó khi nói chuyện. Do đó thật là hợp lý khi linh mục chủ tế hướng về cộng đoàn : chào đầu lễ, bài giảng... Khi linh mục công bố Tin Mừng, chính là Chúa Kitô nói với dân Người. Nhưng khi cầu nguyện thì sao? Khi cầu nguyện, tất cả cùng thưa với Chúa.

NHÓM SINH HOẠT TUẦN 4 TN

SỐNG LỜI CHÚA SẼ TRỪ ĐƯỢC QUỶ TRONG TA 

        Những ngày cuối năm, ai ai cũng tất bật rộn ràng chuẩn bị đón Tết đến xuân về, nhưng Anh Chị Em chúng tôi vẫn đến hẹn lại lên cùng quy tụ nơi mái ấm thân thương này. Hôm nay Cha Linh hướng tiếp tục dạy giáo lý phụng vụ Thánh Lễ cho nhóm 3 câu như sau: Tại sao Linh mục xoay mặt ra bàn thờ? Các bài đọc lựa chọn trong Thánh Lễ? Các bài Thánh vịnh có vai trò gì?