Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

TÌM HIỂU NĂM THÁNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT

 
1-      Năm Thánh trong lịch sử Giáo hội Công Giáo

Trong truyền thống Do Thái cổ, Năm Thánh được tổ chức mỗi 50 năm. Truyền thống Công giáo về Năm Thánh bắt đầu với Đức giáo hoàng Bônifaxiô VIII vào năm 1300. Đức Bônifaxiô VIII đã ấn định100 năm sẽ có một Năm Thánh. Từ năm 1475, để giúp mỗi thế hệ đều được hưởng Năm Thánh, Năm Thánh thường lệ được cử hành mỗi 25 năm. Tuy nhiên, khi có một sự kiện có tầm quan trọng đặc biệt, Đức giáo hoàng có thể công bố mở Năm Thánh đặc biệt.
         Việc mở Năm Thánh đặc biệt có từ thế kỷ XVI. Trong thế kỷ vừa qua đã có hai Năm Thánh đặc biệt: năm 1933, do Đức giáo hoàng Piô XI công bố để kỷ niệm 1900 năm Ơn Cứu chuộc và năm 1983, do Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II công bố vào dịp 1950 năm Ơn Cứu chuộc. Năm 2015, Năm Thánh Lòng Thương Xót do Đức Thánh Cha Phanxicô công bố.

CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG

ĐỨNG THẲNG NGẨNG ĐẦU ĐÓN CHÚA ĐẾN

    Thoạt mới nghe qua bài Tin Mừng của Chúa Nhật thứ I Mùa Vọng hôm nay, chắc có nhiều người trong chúng ta sẽ nghĩ rằng: Tại sao ngày đầu Năm Phụng Vụ, Tin Mừng lại không nói đến chuyện vui tươi hy vọng mà lại nói đến những chuyện khủng khiếp ghê rợn như: biển gào sóng thét, trời đất rung chuyển, hồn xiêu phách lạc… Cũng có người nghĩ rằng trong ngày đầu năm chắc hẳn Hội Thánh muốn chỉ cho con cái mình thấy những hình ảnh nhuốm mằu sắc tận thế như là cùng đích mà mọi loài sẽ phải đến. Nhưng thực ra những hình ảnh khủng khiếp ấy báo hiệu cánh cửa thế gian này sẽ đóng lại để mở ra một cánh cửa dẫn vào thế giới vĩnh cửu, sự sống mới, sự sống đời đời.
      Cho nên, bài đọc thứ nhất trích sách Giêrêmia khẳng định: Này đây sẽ đến những ngày Ta sẽ thực hiện điều tốt lành. Ta sẽ cho mọc lên một mầm non, một Đấng Công Chính. Bài Tin Mừng xác nhận cái mầm non đó chính là Con Người sẽ ngự đến trong đám mây đầy quyền năng… vì vậy, chúng ta hãy đứng dậy và ngẩng đầu lên vì chúng ta sắp được cứu chuộc.

TÔNG ĐỒ KHUYẾT TẬT TĨNH TÂM MÙA VỌNG VÀ DÂNG THÁNH LỄ

SỐNG ĐẠO TỐT 
ĐỂ ĐỨNG VỮNG ĐÓN LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA ĐẾN

Trong giờ tĩnh tâm 

     Hôm nay ngày đầu Năm Phụng Vụ, anh chị em chúng tôi quy tụ dưới mái Nhà Chung để tĩnh tâm Mùa Vọng, lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải dọn lòng đón Mừng Lòng Thương Xót của Chúa đến trong ngày khai mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót và đại lễ Giáng Sinh sắp đến.

Cùng nhau lắng nghe Cha Linh giám giải thích một cách nghiêm túc

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

SINH HOẠT CHÚA NHẬT LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

LÀM CHỨNG CHO CHÚA 
BẰNG CUỘC SỐNG TÔNG ĐỒ KHUYẾT TẬT


     Trong tháng 11, mọi tín hữu đều kính nhớ và cầu nguyện cho Các Đẳng linh hồn. Hôm nay chúng tôi qui tụ nhau sinh hoạt và dâng Thánh lễ tại Nhà Thờ Thanh Bình để dâng thánh lễ và viếng nhà Vọng Phục Sinh thay vì viếng nghĩa trang để cầu nguyện cho các Đẳng linh hồn.




Anh Gioan- Nguyễn Thạch dâng hương

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

THÔNG BÁO 

DANH SÁCH PHÂN CÔNG PHỤNG VỤ
THÁNH LỄ CHÚA NHẬT-14h30, NGÀY 29 /11/2015
TẠI TOÀ GIÁM MỤC ĐÀ NẴNG


PHÂN VIỆC PHỤNG VỤ:





     Bài đọc 1: Anh Gioan Nguyễn Thạch
                    Đáp ca:   Anh Philipphê Phạm Văn Ân- CTV  
                                                       Bài đọc 2: Chị Teresa  Võ Thị Bảy
                         Đọc lời nguyện:  Chị Maria Nguyễn Thị Kim Cúc
Xin oi: Chị Anna Cái Thị Đón

Ps: Anh chị em có tên trong D/sách Phụng vụ xin ăn mặc chỉnh tề
 ( Nam: áo sơmi trắng có cổ, bỏ áo vào quần
 Nữ: Áo dài hoặc sơmi lịch sự)
Xin cám ơn!
                                                      Thư ký   Maria Thanh Thu

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Cô giáo ngồi xe lăn dạy học trò

Cô giáo ngồi xe lăn dạy học trò

      Mê đọc sách, thần tượng người thầy không tay chân Ototake Hirotada, Lê Thị Hồng Yến nỗ lực vượt qua mặc cảm bệnh tật để trở thành giáo viên dạy tiếng Anh cho trẻ nhỏ.

      Năm 1984, bà Trần Thị Hồng Cúc (ngụ phường Nghĩa Lộ, TP Quảng Ngãi) sinh con gái đầu lòng trong niềm hạnh phúc tột cùng của gia đình. Mừng vui chưa được bao lâu, bé gái tròn 14 tháng tuổi được đặt tên Hồng Yến bỗng đổ bệnh rồi biến chứng gây bại liệt teo cơ chân, tay.

Hai vợ chồng bà Cúc đưa con gái khám khắp nơi nhưng không thể chữa khỏi bệnh. Yến tròn 7 tuổi, gia đình đưa đến trường với hy vọng mong manh học được "cá i chữ"

Suốt 12 năm học, người cha Lê Cao Trung lặng thầm, bền bỉ chở, cõng con đến trường học tập. Yến học giỏi đều các môn, ấp ủ ước mơ trở thành cô giáo.

Năm 2002, dù đỗ vào ngành Sư phạm Ngoại ngữ với điểm cao nhưng trường từ chối chỉ vì cô gái này là người khuyết tật (lý do không có khả năng đứng lớp, sức khỏe không cho phép).


                                                                                        


Buồn, tuyệt vọng, suốt ngày cô vùi mình đọc sách. Cuốn tự truyện Không rào cản của nhà giáo, nhà văn không tay, chân Ototake Hirotada nổi tiếng Nhật Bản đã thổi bùng khát vọng trong nữ sinh Quảng Ngãi.
Cô nghĩ, thầy giáo người Nhật Bản làm được thì mình cũng có thể biến ước mơ thành sự thật. Yến vào mạng Internet tự luyện tiếng Anh trên các lớp trực tuyến và đăng ký học ở các trung tâm đào tạo. Ngoài ra, cô còn học chuyên ngành Kế toán.


Năm 2011, ngành giáo dục mở "cơ chế thoáng", bắt đầu tuyển sinh những trường hợp khuyết tật có nguyện vọng vào sư phạm. Nghe tin này, Hồng Yến mừng rơi nước mắt. Một lần nữa, cô quyết tâm đeo đuổi ước mơ và đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm, chuyên ngành tiếng Anh
Không có điều kiện đứng lớp giảng dạy, Yến mở lớp, ngồi xe lăn dạy tiếng Anh tại nhà cho cả trăm học sinh cấp 1, cấp 2. 

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

Chúa Nhật XXXIII KÍNH TRỌNG THỂ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

 SỐNG ĐỨC TIN KIÊN CƯỜNG
          Hôm nay, toàn thể Hội Thánh Việt Nam cử hành thánh lễ kính trọng thể các thánh tử đạo Việt nam đồng thời đây cũng là dịp để tỏ lòng biết ơn các ngài, nhất là dịp để hun đúc đức tin và làm cho đức tin chúng ta càng kiên cường để vượt qua muôn ngàn gian khó của cuộc đời như các Thánh Tử Đạo xưa. Qủa thế, thánh Augustinô nói: “Việc tôn kính các Thánh tử đạo là để hun đúc tinh thần tử đạo nơi người tín hữu. Tử đạo là chứng tỏ cho lòng tin, tình yêu trung kiên đối với Thiên Chúa và cho đời sống vĩnh cửu”.

LỜI TÂM TÌNH CỦA TÔI

LỜI TÂM TÌNH CỦA TÔI

   Chuyến đi Trà Kiệu này, tôi thấy các anh chị em khuyết tật của chúng tôi, ai ai cũng vui vẻ và không thấy họ mệt mỏi trong chuyến đi này.
     Chúng tôi được đi hành hương về bên Mẹ Trà Kiệu này là nhờ Cha linh giám và Soeur trợ úy đã tạo điều kiện tổ chức cho những anh chị em khuyết tật như tôi và trong đó cũng có các anh chị em tình nguyện viên cũng giúp đỡ chúng tôi nữa. 

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

THAY LỜI MUỐN NÓI
LỜI TÂM SỰ-TRI ÂN

" Sống trong đời sống ...cần có một tấm lòng...
Phục vụ là cho không, phục vụ là quên mình..."


   Vâng, không thể nói bằng lời....làm sao kể hết những sự hy sinh thầm lặng tận tâm, tận sức và tận tình của Anh Chị Em tình nguyện viên Tông đồ khuyết tật-GP Đà Nẵng chúng tôi. Họ là đôi chân, đôi tay và đôi mắt thứ hai của chúng tôi,những bước hành trình đồng hành suốt những năm qua. Một tấm chân tình, một tấm lòng bao la rộng mở vô bờ bến mà chúng tôi luôn khắc ghi trong lòng. Mọi lúc, mọi nơi trên mọi nẻo đường khi Tông đồ khuyết tật chúng tôi lên đường đến với Chúa và về bên Mẹ.


Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015



THÔNG BÁO 

DANH SÁCH PHÂN CÔNG PHỤNG VỤ

THÁNH LỄ CHÚA NHẬT-14h30, NGÀY 15 /11/2015
TẠI GIÁO XỨ THANH BÌNH

PHÂN VIỆC PHỤNG VỤ:






Bài đọc 1: Anh Gioan Nguyễn Thạch
Đáp ca:     Chị     Maria. Lê Thị Kim Tiến     
Bài đọc 2: Chị  Anê Hồng Hoa-TNV
Đọc lời nguyện:  Anh Giuse Vũ Văn Vinh
Xin oi: Chị Anna Cái Thị Đón
Ps: Anh chị em có tên trong D/sách Phụng vụ xin ăn mặc chỉnh tề
 ( Nam: áo sơmi trắng có cổ, bỏ áo vào quần
 Nữ: Áo dài hoặc sơmi lịch sự)
Xin cám ơn!
                                                      Thư ký   Maria Thanh Thu
Đôi dòng tâm tình! 
 Tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria.



     Trong những năm qua, rất rất nhiều lần được đồng hành cùng anh chị em Tông đồ Khuyết tật đến với Mẹ La Vang hay Mẹ Trà Kiệu, nhưng sau chuyến hành hương này, tôi vẫn luôn nghiệm thấy được một sự diệu kỳ không gì hạnh phúc khi tình yêu Thiên Chúa trong tôi.
    Một cảm giác bình an thật tuyệt vời mà chỉ có những người khuyết tật chúng tôi mới cảm nhận hết được! Không thể tả hết nổi lòng….nói sao cho hết những dòng tâm tư… 


     Một chặng đường 17 năm qua, với những hội, cộng đoàn…mỗi đoàn thể mỗi công việc riêng của mình. Nhưng Tông đồ khuyết tật chúng tôi lại một cộng đoàn không thể so bì cùng ai…bởi chưng đây cũng là hồng ân Thiên Chúa trao tặng …Người khuyết tật đến với người khuyết tật. Dẫu rằng chúng tôi, không ai giống ai cả, mỗi người một khiếm khuyết khác nhau nhưng không vì khiếm khuyết của mình mà đánh mất đi giá trị con người mà Chúa đã ban tặng.


Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015

TÔNG ĐỒ KHUYẾT TẬT SINH HOẠT LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ

PHÚC CHO AI HIỀN LÀNH      

       Sau chuyến hành hương về Mẹ Trà Kiệu của Tông đồ khuyết tật ngày 19 và 20 tháng 10 vừa qua. Hôm nay, chúng tôi lại quay quần bên nhau tại Tòa Giám Mục thân yêu này để sinh hoạt và dâng Thánh Lễ Mừng Các Thánh Nam Nữ.


Cha Giuse đúc kết chuyễn hành hương


Chị Maria Kim Loan thũ quỹ) báo cáo

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2015

LỄ CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI

XIN NHỚ ĐẾN TÔI CÙNG

          Có người đến hỏi tôi rằng: “Thưa Cha, con đọc trong Thánh Kinh, không thấy nói đến “luyện ngục”? Luyện ngục là gì? Tại sao người còn sống phải cầu nguyện cho các đẳng linh hồn trong luyện ngục? Thưa cộng đoàn, Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo dạy rằng mỗi người sau khi chết, linh hồn bất tử đến trước Tòa Phán Xét để chịu phán xét. Cuộc phán xét này qui chiếu đời sống họ với Đức Giêsu Kitô để họ hoặc phải trải qua việc thanh luyện, hoặc họ lập tức được vào hưởng hạnh phúc trên trời, hoặc lập tức bị luận phạt muôn đời (Số 1022). Như vậy, những người chết trong ân sủng và tình bằng hữu của Thiên Chúa, và những người được thanh luyện trọn vẹn, thì được sống muôn đời với Đức Giêsu Kitô, có nghĩa rằng hưởng hạnh phúc trên thiêng đàng (GLHTCG, số 1023). Còn những ai đến chết mà không tin và không chịu hối cải thì xuống hỏa ngục, nơi đó lửa không hề tắt của hỏa ngục sẻ thiêu hủy cả linh hồn và thân xác (GLHTCG, số 1034). Cuối cùng, những ai chết trong ân sủng và tình thân nghĩa với Chúa, nhưng chưa được thanh luyện hoàn toàn. Tuy họ chắc chắn sẽ được cứu độ muôn đời, tức là được sống lại, nhưng họ còn phải chịu thanh luyện sau khi chết để đạt sự thánh thiện cần thiết hầu tiến vào Thiên Quốc (GLHTCG, số 1031). Hội Thánh gọi sự thanh luyện này là Luyện Ngục. Dĩ nhiên, sự thanh luyện này khác hẳn với hình phạt của những kẻ bị luận phạt. Công Đồng Florentinô (1439) và Công Đồng Triđentinô (1563) dạy rằng các linh hồn mắc tội nhẹ hoặc chưa đền tội đủ, thì phải trải qua sự thanh luyện trước khi vào Nước Chúa.

Chúa nhật XXXI - CÁC THÁNH NAM NỮ

BÁT PHÚC ĐƯỜNG NÊN THÁNH
Các Thánh Nam Nữ là ai? Hằng ngày trong năm, ngày nào Hội Thánh cũng dâng lễ kính mừng lễ ông thánh này, bà thánh nọ, mà hôm nay lại có một ngày lễ Các Thánh Nam Nữ nữa là sao? Trước hết, các thánh là những phúc nhân, những người đang hưởng hạnh phúc đời đời bên cạnh Thiên Chúa. Các Ngài là tất cả những người đã chết trong ơn nghĩa Chúa, đang thuộc trọn về Chúa. Các Ngài sung sướng, vui mừng vì thấy mình được Thiên Chúa yêu thương, được thấy Thiên Chúa nhãn tiền. Thứ hai, Sách Khải Huyền trong bài đọc  kể: “Tôi thấy: kìa một đoàn người thật đông không tài nào đếm nỗi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai Con Chiên, mình mặc áo trắng, tay cầm nhành thiên tuế” (Kh 7,4). Một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi. Đó là cộng đoàn các Thánh Nam Nữ. Chính vì thế, ngoài những vị thánh mà Giáo Hội đã xác định được và đã kính nhớ các Ngài vào các ngày lễ trong năm, Giáo Hội còn dành ra một ngày lễ đặc biệt để long trọng kính nhớ hằng hà sa số các vị thánh mà Giáo Hội chưa hoặc không thể xác định được, gọi chung là Các Thánh Nam Nữ.