1- Năm Thánh trong lịch sử Giáo
hội Công Giáo
Trong truyền thống Do Thái cổ, Năm Thánh được
tổ chức mỗi 50 năm. Truyền thống Công giáo về Năm Thánh bắt
đầu với Đức giáo hoàng Bônifaxiô VIII vào năm 1300. Đức Bônifaxiô VIII
đã ấn định100 năm sẽ có một Năm Thánh. Từ năm
1475, để giúp mỗi thế hệ đều được hưởng Năm
Thánh, Năm Thánh thường lệ được cử hành
mỗi 25 năm. Tuy nhiên, khi có một sự kiện có tầm quan trọng
đặc biệt, Đức giáo hoàng có thể công bố mở Năm Thánh đặc biệt.
Việc mở Năm Thánh đặc biệt có
từ thế kỷ XVI. Trong thế kỷ vừa qua đã có hai Năm
Thánh đặc biệt: năm 1933, do Đức giáo
hoàng Piô XI công bố để kỷ niệm 1900 năm Ơn Cứu chuộc và
năm 1983, do Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II công bố vào dịp 1950
năm Ơn Cứu chuộc. Năm 2015, Năm Thánh Lòng Thương Xót do Đức Thánh Cha
Phanxicô công bố.
Hội Thánh Công giáo đã đem
lại một ý nghĩa thiêng liêng hơn cho Năm Thánh gồm có
ơn tha thứ chung, ân xá dành cho mọi người, để canh
tân mối quan hệ với Thiên Chúa và với tha nhân. Như vậy, Năm
Thánh luôn là một cơ hội để đào sâu đức tin và canh tân chứng tá
Kitô giáo.
2-Năm Thánh Lòng Thương Xót
“Năm Thánh Lòng Thương
xót” còn gọi là “Năm Thánh đặc biệt hay ngoại thường”. Năm Thánh bắt
đầu với việc mở Cửa Thánh tại Đền thờ Thánh
Phêrô vào ngày 08-12-2015 và kết thúc vào ngày
20-11-2016, Đại lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ.
Với “Năm Thánh Lòng Thương xót”, Đức
Thánh Cha Phanxicô muốn đặt trọng tâm nơi Lòng Thương Xót của Thiên
Chúa, Đấng mời gọi các tín hữu trở về với
Người. Gặp gỡ Chúa sẽ giúp chúng ta biết thực thi lòng thương
xót.
3- Các việc cử hành trong Năm Thánh Lòng Thương Xót:
Nghi thức khai mạc Năm Thánh
là việc mở Cửa Thánh. Cửa này chỉ được mở trong thời gian diễn ra Năm
Thánh và đóng lại vào tất cả các năm khác. Bốn Đại Vương
cung thánh đường ở Roma rồi đến các Cửa Thánh Nhà thờ Chính Tòa hay Trung
Tâm hành hương tại địa phương đều được mở vào Chúa Nhật III Mùa Vọng.
Như một phương cách đề
cao tầm quan trọng của sự tha thứ và canh
tân mối tương quan của mỗi người chúng ta với Thiên
Chúa, ơn toàn xá sẽ được ban trong Năm Thánh. Ân
xá là việc tha các hình phạt tạm vì
tội, thường được ban cho những tín hữu hành hương đến
Rôma hay những ai không thể hành hương đến Rôma cũng có
thể được hưởng ân xá bằng cách xưng tội và rước lễ, cầu
nguyện theo ý Đức giáo hoàng, khi đi qua Cửa Thánh hay tham dự
một cử hành phụng vụ chung tại một nhà thờ được Đức giám
mục địa phương chỉ định có Cửa Thánh.
- Các tín hữu già yếu, bệnh nhân hoặc neo đơn có thể lãnh nhận ân xá Năm Thánh. Họ sống bệnh tật
đau khổ như kinh nghiệm gần Chúa trong mầu nhiệm khổ nạn, chịu chết và sống lại
của Chúa. Sống thời gian thử thách này trong niềm tin và hy vọng vui tươi, rước
lễ hoặc tham dự thánh lễ và kinh nguyện cộng đồng, kể cả qua các phương tiện
truyền thông. Đối với họ đó cũng là cách thức lãnh nhận ân xá Năm Thánh”.
Các tù nhân có thể lãnh nhận ân xá trong các nguyện đường ở nhà
tù, và mỗi lần họ bước qua cửa phòng giam của họ, nghĩ đến và cầu nguyện với
Chúa Cha, cử chỉ này đối với họ cũng như bước qua Cửa Năm Thánh, vì lòng từ bi
thương xót của Chúa có thể biến đổi các tâm hồn, cũng có thể biến các hàng rào
thành kinh nghiệm tự do.
- Có thể lãnh nhận ân xá để nhường lại cho các linh hồn những tín
hữu đã qua đời.
4. Làm thế nào để sống Năm Thánh hiệu quả nhất
Thứ nhất, hãy hành hương qua Cửa Thánh. Qua Cửa Thánh tức mời gọi hoán cải
để Lòng Thương Xót Chúa bao bọc và để chúng ta cũng có lòng thương xót đối với
người khác như Chúa Cha đối xử với chúng ta (Tông Sắc Dung Nhan Lòng Thương
Xót, số 14§1).
Thứ hai, hãy sống những giai đoạn của hành hương bằng những hành
vi cụ thể: không phán xét, không kết án, không nói xấu nhau, tha thứ và trao
hiến chính thân mình hầu trở nên khí cụ của sự tha thứ.
Thứ ba, hãy
mở mắt và mở cõi lòng mình ra cho tất cả những ai đang sống tại những vùng rìa
khác nhau của kiếp hiện sinh, những người nghèo khổ, những người bị cướp đi
phẩm giá của họ và các bệnh nhân.
Thứ tư, hãy làm việc bác ái đối với tha nhân cả thể xác và tinh
thần theo theo lời dạy của Chúa Giê-su: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, khuyên
bảo, dạy dỗ, an ủi... (x. Mt 25, 31-45) (số 15§2).
Thứ năm, hãy công bố và thực thi sứ mạng của Chúa Giêsu được mô tả
trong Tin mừng Lu-ca: “Thần
khí của Đức Chúa là Chúa Thượng ngự trên tôi, vì Đức Chúa đã xức dầu tấn phong
tôi, sai tôi đi loan báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan
nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân,
công bố một năm hồng ân của Đức Chúa” (Lc 4,18-19).
Thứ sáu, trong Mùa Chay của Năm Thánh, cần phải suy niệm
các trang Thánh Kinh về Lòng Thương Xót của Chúa Cha để kinh nghiệm và khám phá
dung nhan Lòng Thương Xót của Thiên Chúa (số 17§1).
Thứ bảy, các Giáo phận cử hành
"24 giờ cho Chúa" vào các ngày thứ sáu và thứ bảy trước Chúa Nhật thứ
tư Mùa Chay. Mọi tín hữu phải siêng năng lãnh nhận Bí tích Hòa Giải, nhất là
người trẻ trở về với Chúa, tìm lại ý nghĩa cuộc sống, hưởng ơn bình an đích
thực, đó là Lòng Thương Xót lớn lao của Thiên Chúa (số 17§3).
Lm.Giuse Nguyễn Quốc Quang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét