Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

KINH MÂN CÔI GIÚP TA SỐNG THÁNH THIỆN



LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI 07-10
                      
 
1. LỊCH SỬ

Căn cứ vào các nguồn tài liệu đáng tin nhất, một của Á Thánh Alan de la Roch, trong cuốn "De Dignitate Psalteri", và một của Thánh Louis Marie Grignion de Monfort, trong cuốn "Bí Mật Kinh Mân Côi", thì chính Đức Mẹ đã ban Kinh Mân Côi và dạy Kinh Mân Côi cho thánh Đaminh.  Theo miêu tả của tu sĩ Alan de la Roch, Dòng Đa Minh thế kỷ XV, Đức Mẹ đã hiện ra với thánh Đa Minh năm 1206 sau khi thánh nhân cầu nguyện và sám hối vì đã không thành công trong việc chống tà thuyết Albigensianism (Anbi giáo, một phong trào Kitô giáo được coi là hậu duệ thời trung cổ của Mani giáo (Manichaeism – xem chú thích bên dưới) ở miền Nam nước Pháp hồi thế kỷ XII và XIII, có đặc tính của thuyết nhị nguyên (đồng hiện hữu của hai quy luật đối nghịch là Thiện và Ác. Thuyết này bị kết án là tà thuyết thời Tòa án Dị giáo, Inquisition). Đức Mẹ đã khen ngài về sự chiến đấu anh dũng của ngài chống lại tà thuyết và trao cho ngài Chuỗi Mân Côi làm vũ khí phi thường, đồng thời giải thích cách sử dụng và hiệu quả của Chuỗi Mân Côi. Đức Mẹ bảo thánh Đa-Minh rao truyền Chuỗi Mân Côi cho những người khác.
Từ đó, thánh Đaminh đã là sứ giả của Đức Mẹ và là tông đồ tiên khởi truyền bá Kinh Mân Côi từ năm 1214.

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Tuần V

Thưa cha,
Con đi lễ và thấy các bài giảng của các cha luôn nói đến hai từ " luân lý". Thật lòng con vẫn chưa hiểu khái niệm. Xin cha có thể giải thích?
Văn hóa Phương Tây phân biệt luân lí qua hai từ: “morality” và “ethics”. Thứ nhất, “morality” (đạo đức, đạo lý, đạo nghĩa), đó là một thứ luân lí mà dân chúng nên học hỏi hoặc được giáo dục hoặc chịu ảnh hưởng của các tập quán đạo lí của xã hội, ví dụ "Tiên học lễ hậu học văn"; cũng như của gia đình, chẳng hạn, “đi thưa về trình, tôn ti trật tự”. Dân chúng phải tuân hành để sống và thể hiện tinh thần của luân lý đó qua nhân cách của mỗi người trong cộng đồng.

ĐÁNG KHÂM PHỤC NGHỊ LỰC NGƯỜI KHUYẾT TẬT!

"Chiu nay còn mưa…
ngày sau si đá vn cn có nhau…."

* Richard Fuller (hay Rick Phú), 65tuổi, người Mỹ sống ở Việt Nam từ 10 năm nay, hát và dịch nhạc Trịnh Công Sơn. Trước đó, anh Phú làm tình nguyện viên trong hội International Voluntary Services (IVS) 4 năm từ 1969 đến 1973.

*Thủy Tiên,* 36 tuổi, nhà có tất cả 8 anh chị em, mồ côi cha từ lúc 2 tuổi,  lên 7 biết giúp mẹ buôn bán nuôi gia đình, khuyết tật miệng (lúc 8 tuổi bị bệnh noma- cam tẩu mã- ăn dần miệng và môi, phải mổ 8 lần và bị mất giọng  nói). Tự tập nói lại để hát (tập trong lu nước) vì đam mê muốn hát nhạc Trịnh Công Sơn.

*Thế Vinh,*42 tuổi, mất cánh tay phải . Là cậu bé mồ côi chăn trâu, lúc 8 tuổi té từ lưng trâu bị gãy tay, phải cưa đi. Vì mê đàn nên bỏ ra hơn 3 năm để tự tìm ra cách chơi đàn guitar 1 tay và thổi harmonica.

*Hà Chương*, 29 tuổi, cậu bé con nhà nông nghèo, khiếm thị từ lúc lên 2, đi làm tự nuôi ăn học. Mê âm nhạc. Bắt đầu sáng tác từ lúc 15 tuổi. Tốt nghiệp thủ khoa Viện Quốc gia Âm Nhạc Việt Nam. Đoạt 8 huy chương vàng về ca và đàn bầu ở các kỳ thi quốc gia và tỉnh. Nay là nhạc sĩ sáng tác nhạc, ca sĩ và chơi đàn bầu, guitar, piano.
 
Những tấm gương và tài năng rất đáng khâm phục!
 

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

TRƯỞNG THÀNH NHÂN CÁCH KITÔ GIÁO - CON ĐƯỜNG THỨ NĂM

CON ĐƯỜNG PHỤC VỤ
                                     Lm. Giuse Nguyễn Quốc Quang
   Bạn thân mến,
        Tin Mừng Thánh Gioan kể rằng: “Sau khi rửa chân cho các môn đệ, Đức Giêsu nói với họ rằng: Anh em gọi Thầy là ‘Thầy’, là ‘Chúa’, điều đó phải lắm vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy nếu Thầy là Thầy, là Chúa mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau, Thầy nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13,13-15). Như vậy, Chúa Giêsu coi việc phục vụ là trung tâm và chóp đỉnh của đời sống với Thiên Chúa và tha nhân.

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

ĐÔI DÒNG TÂM TÌNH


NGƯỜI KITÔ HỮU KHUYẾT TẬT 

Ở một nơi ấy…….nơi có những danh lam thắng cảnh nổi tiếng: khu du lịch Ngũ Hành Sơn một trong những khu di tích lịch sử của Thành Phố Đà Nẵng. Nơi ấy, có một cô bé tật quyền từ thuở lên 7, một căn bệnh hiểm nghèo đã tướt đi đôi chân và cô bé trở thành người khuyết tật suốt đời. Vết khuyết tật cứ đeo đuổi cùng những thiệt thòi của bản thân luôn hằn sâu trong tâm trí cô theo năm tháng. Cho nên, cô cho rằng tất cả những gì xung quanh cô đều oán ghét, căm tức, phân bì với nổi niềm kém may mắn của mình, mọi thứ đều vô nghĩa với chính bản thân cô bé.
Rồi thời gian lặng lẽ trôi đi, cô gái ấy đã trưởng thành và nhìn thấy rằng tại sao mình mặc cảm, oán ghét với số phận mình? Phải chăng mình thiếu vắng niềm tin, nghị lực và ý chí? Đúng vậy, mình thiếu tất cả vì thiếu Đức Kitô, thiếu Tình Yêu bao la từ nơi Thiên Chúa. Nhờ ơn Chúa, cô đã được gặp Cha linh hướng Trần Đức Cường. Phút đầu tiên bỡ ngỡ, bối rối, mất tự tin khi cô tiếp xúc với những mảnh đời kém may mắn nơi của anh chị em trong Nhóm Tông Đồ khuyết tật .Qua lần gặp gỡ ấy, cô nhận ra rằng mình còn may mắn hơn Anh Chị Em khác. Thánh giá mà Chúa đã gởi cho mình không bằng các nỗi đau bệnh tật, sự khó nghèo của những người đồng cảnh ngộ. Mình nghiệm rằng đây là ý Chúa chỉ riêng cho mình.

                                            Dâng Lễ cùng Nhóm 

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Hoạt động Nhóm Tông Đồ khuyết tật

TINH THẦN PHỤC VỤ

Theo tinh thần phục vụ trong việc tông đồ của Nhóm, tối hôm ngày 8-9-2013, Cha Linh Giám Giuse đã đến chỉ dạy hai Chị Maria Thanh Thu và Têrêxa Lan Hương biết nhạc lý căn bản, làm quen với đàn Organ và đệm đàn thánh ca. Ước mong hai chị sẽ đệm đàn trong Thánh Lễ cũng như trong các sinh hoạt của Nhóm Tông Đồ trong tương lai.

Hoan hô tinh thần hy sinh và dấn thân của hai chị dù khuyết tật thể xác nhưng tinh thần không khuyết. Dù biết rất khó trong việc đệm đàn từ thể lý đến kiến thức nhưng hai chị không ngại khó, quyết tâm học cho kỳ được. Còn được hay không thì phó thác cho Chúa nhé! Đó mới là tinh thần của người tông đồ Chúa.
Xin Chúa chúc lành, thánh hóa công việc của chúng con. Amen.
                                        Maria Thanh Thu 


NHÓM TÔNG ĐỒ KHUYẾT TẬT - 15-9-2013


SINH HOẠT CHÚA NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN 



Gần bước sang tháng 10, nhưng cái nắng của sự chuyển mùa vẫn oi bức. Ấy vậy, không vì thế mà anh chị em khuyết tật tông đồ sờn lòng, nản chí, trái lại vẫn hăng hái lên đường tụ họp sum vầy bên nhau trong hội trường Tòa Giám Mục.
Hôm nay, Cha linh giám hướng dẫn chương trình mừng lễ Bổn Mạng của Nhóm trong tháng 10 sắp tới. Nhóm thực hiện Chuỗi Hoa Mân Côi liên kết để dâng Chúa, Mẹ Maria Mân Côi và Á Thánh Têrêxa Calculta. Thể thức chuỗi Hoa Mân Côi liên kết như thế này: mỗi anh chị em tự nguyện đọc một Kinh Lạy Cha, 10 Kinh Kính Mừng và một Kinh Sáng Danh cùng một gẫm của một Mầu Nhiệm, và sau đó Kinh cầu cho người cho người bệnh tật của Á thánh Têrêxa Calculta. Mỗi ngày đọc như thế suốt một tháng từ 16-9-2013 đến 16-10-2013. Đó là những “cánh hoa lòng” của từng Anh Chị Em khuyết tật dâng Chúa trong ngày Mừng Bổn Mạng Nhóm Tông Đồ, ngày 19-10 sắp tới.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

TÂM TÌNH ĐẦU TIÊN




Phút đầu hội ngộ
 
        Chiều Chúa nhật đầu tháng 9, đã gần 14g30 mà thời tiết vẫn còn rất oi ả. Khuôn viên Tòa Giám Mục Đà Nẵng dường như rộn ràng hẳn lên bởi tiếng chào hỏi, làm quen của nhóm Anh chị em Tông Đồ Khuyết Tật và hai Soeurs Dòng Mến Thánh Giá Huế mới về nhận sứ vụ. Phút đầu, anh chị em tay bắt mặt mừng dù chưa hề được gặp, nhưng tất cả lại thấy thân thương làm sao ấy!   
    Sau những câu chào hỏi, anh chị em vui ca hát với nhau bằng trò chơi, bài hát và câu đố vui, trong khi mọi người chờ đợi cha Linh giám Giuse Nguyền Quốc Quang đến hướng dẫn nhóm chia sẻ Lời Chúa và dâng Thánh lễ.

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

NHỮNG CHỨNG ĐỨC TIN CỦA ANH CHỊ EM KHUYẾT TẬT CÔNG GIÁO

MỜI CÁC BẠN BẤM VÀO NÚT PLAY ĐỂ NGHE NHỮNG CHỨNG TỪ ĐỨC TIN CỦA ANH CHỊ EM KHUYẾT TẬT ĐƯỢC PHÁT TRÊN ĐÀI PHÁT THANH VATICAN, NGÀY 13-9-2013. HỌ LÀ NHỮNG NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐÁNG KHEN VÀ THÁN PHỤC VỀ ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN CÔNG GIÁO!
Download Music - Listen Audio Files - chứng từ đức tin củ...

TRƯỞNG THÀNH NHÂN CÁCH KITÔ GIÁO - CON ĐƯỜNG THỨ TƯ

CON ĐƯỜNG PHỤC VỤ
        Bạn thân mến,
     Tin Mừng Gio-an kể rằng: “Sau khi rửa chân cho các môn đệ, Đức Giêsu nói với họ rằng: Anh em gọi Thầy là ‘Thầy’, là ‘Chúa’, điều đó phải lắm vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy nếu Thầy là Thầy, là Chúa mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau, Thầy nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13,13-15). Như vậy, Chúa Giêsu coi việc phục vụ là trung tâm và chóp đỉnh của đời sống với Thiên Chúa và tha nhân.

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Tuần VI

      Thưa cha, có người nói với con rằng, câu chuyện dựng ông Adong và bà Ave là không có thực. Nhưng con thấy Thánh Kinh là Lời Chúa là chân lý, mà chân lý là đúng chứ làm gì có chuyện dối gian, xin cha giải thích giúp?


    Bạn thân mến, 
        11 chương đầu của sách Sáng Thế bàn đến những vấn đề vượt trên thời gian và lịch sử. Cho nên, chúng ta cần phải vượt lên trên những hình ảnh cụ thể để nắm bắt được nội dung tôn giáo mà các tác giả muốn gửi đến cho người đọc.
      Vậy, trước nhất chúng ta biết rằng những chương này là một suy tư thần học về vũ trụ và định mạng con người. Nhưng hình thức diễn tả lại lệ thuộc vào văn hoá của khu vực và thời đại trong đó bản văn được chép ra. Mà khu vực có liên quan nhiều đến lịch sử Cựu Ước là vùng mà ngày nay người ta gọi là Trung đông hay Cận đông. Nơi đây phát xuất những nền văn minh lớn và cổ xưa như Sumer, Akhad, Assyric và Babylon. Và các trình thuật trong Sáng thế 1 – 11 đã hình thành tại Israel và cho Israel vào một thời đại ( thế kỷ X – V) mà lúc đó ý thức tôn giáo đã trưởng thành. Đồng thời khi sống trong khu vực Trung đông hay Cận đông đó, chắc hẳn tác giả sách Sáng thế cũng đã chịu những ảnh hưởng về tư tưởng của những vùng đó như: Não trạng Ai Cập, Não trạng Lưỡng hà, Não trạng Thánh kinh. Trong đó, não trạng Lưỡng hà có lẽ có ảnh hưởng nhất đến tác giả sách Sáng thế. Vì sao có thể nói được như vậy? Bởi vì trong những văn kiện bằng tiếng Sumer va Akkad tìm được ở miền Hạ lưỡng hà (gần vịnh Ba tư), người ta đã đọc được những huyền thoại có nhiều điểm tương tự các trình thuật trong Sáng thế 1 – 11, như Thi ca Enouma Elish, anh hùng ca Astra Hasin giống chuyện sáng thế và anh hùng ca Gilgamesh có nói đến vai con rắn cắn trộm cây trường sinh và có một phần giống chuyện Hồng thuỷ v.v… Ta cũng nên lược sơ qua các huyền thoại đó để thấy được điểm giống  trong Sáng thế 1 – 11.

TRƯỞNG THÀNH NHÂN CÁCH KITÔ GIÁO - CON ĐƯỜNG THỨ BA

 
CON  ĐƯỜNG KHIÊM NHƯỜNG

           Bạn thân mến, 
         Nói đến sự khiêm nhường chúng ta nghĩ ngay đến sự khiêm nhường của Con Một Thiên Chúa, Đức Giêsu là Đấng Messia khiêm nhường mà Dacaria đã loan báo rằng: “Hãy báo thiếu nữ Xion: kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi hiền hậu ngồi trên lưng lừa, lưng lừa con, là con của một con vật chở đồ” (Mt 21,5). Qủa thế, Đức Giêsu Kitô là “Thầy hiền lành và khiêm nhường” (Mt 11,29). Song vị Thầy này không phải chỉ là một người phàm, mà còn là Chúa (Rm 8,3). Ngài ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã huỷ mình ra không đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên thập giá để cứu chuộc chúng ta (Ep 2,6tt). Chúa Giêsu chẳng những mạc khải quyền năng Thiên Chúa nhờ đó chúng ta hiện hữu, mà còn mạc khải cả tình yêu thương của Ba Ngôi Thiên Chúa, nhờ đó chúng ta khỏi hư mất (Lc 19,10). Chính vì thế, Chúa Giêsu mời gọi: “Anh em hãy học với Tôi, vì Tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11,29).

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Sinh Hoạt Nhóm 01-9-2013

 NHÓM TÔNG ĐỒ KHUYẾT TẬT
YÊU THƯƠNG - PHỤC VỤ

        "Chào quý Soeur mới đến, góp thêm nhiều niềm vui. Chào quý Soeur mới đến góp thêm nhiều nụ cười". Đó là lời bài hát sinh hoạt rất quên thuộc, được Cha linh giám "đổi vài lời" để tất cả anh chị em Nhóm Tông Đồ hát vang mừng chào Đức Cha Giuse và Soeur Anê Ngô Thị Lài và Soeur Maria Lê Thị Huyền vừa mới được Nhà Dòng trao sứ vụ mới tại Giáo Phận Đà Nẵng. 
      Chiều nay, bầu khí sinh hoạt vui hẳn lên vì có Soeur Trợ Uý mới của Nhóm là Soeur Anê. Tạ ơn Chúa! Xin cảm ơn Soeur đã hy sinh, yêu thương và sẵn sàng phục vụ anh chị em khuyết tật thân yêu nối gót Soeur Mátta Mai.