Thưa cha, có người nói với con rằng, câu chuyện
dựng ông Adong và bà Ave là không có thực. Nhưng con thấy Thánh Kinh là Lời
Chúa là chân lý, mà chân lý là đúng chứ làm gì có chuyện dối gian, xin cha giải
thích giúp?
Bạn thân
mến,
11 chương đầu của sách Sáng Thế bàn đến những vấn đề vượt trên thời gian
và lịch sử. Cho nên, chúng ta cần phải vượt lên trên những hình ảnh cụ thể để
nắm bắt được nội dung tôn giáo mà các tác giả muốn gửi đến cho người đọc.
Vậy, trước nhất chúng ta biết
rằng những chương này là một suy tư thần học về vũ trụ và định mạng con người.
Nhưng hình thức diễn tả lại lệ thuộc vào văn hoá của khu vực và thời đại trong
đó bản văn được chép ra. Mà khu vực có liên quan nhiều đến lịch sử Cựu Ước là
vùng mà ngày nay người ta gọi là Trung đông hay Cận đông. Nơi đây phát xuất
những nền văn minh lớn và cổ xưa như Sumer,
Akhad, Assyric và Babylon.
Và các trình thuật trong Sáng thế 1 – 11 đã hình thành tại Israel và cho Israel
vào một thời đại ( thế kỷ X – V) mà lúc đó ý thức tôn giáo đã trưởng thành.
Đồng thời khi sống trong khu vực Trung đông hay Cận đông đó, chắc hẳn tác giả
sách Sáng thế cũng đã chịu những ảnh hưởng về tư tưởng của những vùng đó như:
Não trạng Ai Cập, Não trạng Lưỡng hà, Não trạng Thánh kinh. Trong đó, não trạng
Lưỡng hà có lẽ có ảnh hưởng nhất đến tác giả sách Sáng thế. Vì sao có thể nói
được như vậy? Bởi vì trong những văn kiện bằng tiếng Sumer va Akkad tìm được ở
miền Hạ lưỡng hà (gần vịnh Ba tư), người ta đã đọc được những huyền thoại có
nhiều điểm tương tự các trình thuật trong Sáng thế 1 – 11, như Thi ca Enouma
Elish, anh hùng ca Astra Hasin giống chuyện sáng thế và anh hùng ca Gilgamesh
có nói đến vai con rắn cắn trộm cây trường sinh và có một phần giống chuyện
Hồng thuỷ v.v… Ta cũng nên lược sơ qua các huyền thoại đó để thấy được điểm giống trong Sáng thế 1 – 11.
a.Thi ca Enuoma Elish (có lẽ vào khoảng
năm 1100 TCN) dài hơn 900 câu thơ bằng tiếng Akkad,
ghi trên 7 bản đất sét có kể rằng: Thần nước ngọt Apdou và Thần nước mặn Tianat
lấy nhau sinh ra các thần. Các thần gây gỗ nhau rồi giết thần nước mặn làm nên
vòm trời, rồi dựng nên loài người từ máu thần nổi loạn.
b. Anh hùng ca Astra Hasin (tìm được ở
Babilon, có từ năm 1600 TCN). Truyện kể các thần làm việc mệt nhọc, nên quyết
định dựng loài người để làm cho mình. Các ngài lấy máu một thần bị giết hoà với
bùn đất dựng nên hình người, con người sinh sản ra nhiều làm hổn loạn. Các thần
giận cho Hồng thuỷ diệt hết. Thần Ê-a thương tình mật báo cho đồ đệ đóng 1
chiếc thuyền lớn để cứu gia đình và gia súc.
c. Anh hùng ca Gilgamesh xuất xứ từ Sumer,
thiên niên kỷ II (trước năm 1000). Có nói đến việc Gilgamesh đi tìm cây trường
sinh. Nhưng khi tìm được rồi thì lại bị con rắn cắn trộm mất.1
Qua một vài điểm sơ lược về các câu
chuyện thần thoại miền Lưỡng hà vừa kể trên, ta thật sự thấy rõ trong những
chương đầu sách Sáng thế (11 chương đầu) mang nhiều dấu vết thần thoại.
Qua tất cả những phần đã trình bày ở
trên, ta có thể tóm lược lại một vài điểm chính yếu sau:
11 chương đầu của sách Sáng thế có thể
nói là một suy tư thần học. Tuy có mang nhiều dấu vết thần thoại miền Lưỡng hà,
song nếu nói về tính lịch sử và giá trị các chân lí đức tin thì:
+ St 1-11 có thể gọi đó là “lịch sử”
theo nghĩa rộng, nghĩa là một sự biết thực về quá khứ, dẫu biết bằng cách nào.
Cũng như gọi “lịch sử trái đất” hay “lịch sử thái dương hệ”, một lịch sử không
dựa vào những nhận xét đồng thời với việc xảy ra, nhưng dựa vào sự tính toán và
suy luận từ các sự kiện hiện tại. St 1-11 cũng là “lịch sử” theo nghĩa ấy: từ
hiện trạng mà khám phá ra một căn nguyên lịch sử, nhờ đó hiện trạng này được
hiểu biết hơn do nguồn gốc của nó.
+ Còn về giá trị các chân lý đức tin
thì có thể khẳng định rằng: St 1-11 chứa đựng chân lí Cứu độ, nghĩa là dạy ta
một cách chắc chắn, không sai lầm những gì ta cần biết để sống đầy đủ ý nghĩa
làm người và đạt tới hạnh phúc siêu nhiên. Và những giá trị chân lí đức tin đó
là:
. Thiên Chúa là Đấng tạo
thành vũ trụ, con người, thảo mộc theo sự khôn ngoan và quyền năng.
. Thiên Chúa dựng nên con
người theo hình ảnh của Thiên Chúa.
. Thiên Chúa nhân từ khi tạo
dựng con người, khi tiếp xúc với con người nhưng lại công minh vô cùng khi con
người tội lỗi. Vì vậy phẩm tính nhân từ và công minh của Thiên Chúa thì song song với nhau.
. Thiên Chúa lập hôn nhân bất
khả phân ly.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét