Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

NHÓM TÔNG ĐỒ THĂM VIẾNG CHÚA NHẬT VII TN

HÃY CHO NHAU NIỀM VUI

       Theo định hướng của Cha linh giám vạch ra cho Nhóm Tông Đồ khuyết tật năm nay, tất cả anh chị em khuyết tật lần lượt đi thăm viếng các anh chị em khuyết tật đang sống chung quanh mình, đồng thời có anh Trưởng đồng hành. Khác với những năm trước đây cứ giao cho anh Trưởng đại diện đi thăm viếng, Chúa Nhật đầu tiên thăm viếng của năm Giáp ngọ, đoàn tông đồ khuyết tật khá đông: anh Trưởng, chị Giảng, chị Hoa và chị Cúc hò nhau thăm nhiều anh chị em khuyết tật thật thân thương, vui tươi và phấn khởi.
       Trước hết, chúng tôi đến nhà chị Cúc khuyết tật và mẹ Chị 90 tuổi. Căn nhà thật đơn sơ giản dị, chúng tôi nói chuyện qua lại và hỏi thăm bà cụ 90 tuổi nhưng còn minh nẫm, mắt vẫn còn đọc sách được. Cho nên, trên đầu gường bà gia tài quý nhất là những cuốn sách 5phút cho Lời Chúa và những cuốn sách thiêng liêng khác. Thật đáng khen và cảm kích bà cụ đạo đức. 











 
 Sau đó, chúng tôi đến nhà cụ Xin 74 tuổi đã liệt hai chân đối diện nhà chị Cúc, Nhóm chúng tôi đến thăm cụ Xin đúng lúc có Chú Lượng liệt hai chân đến thăm chị xin! Cụ Xin rất vui khi nhóm tông đồ khuyết tật đến thăm Cụ. Chị Giãng, chị Hoa đã đem đến hai Cụ khuyết tật những nụ cười thanh than mái thoải mái bằng những câu chuyện vui. Các chị thay phiên nhau hỏi thăm trò chuyện làm cho cuộc thăm viếng của chúng tôi như thật sự có Chúa đang chúc lành và thánh hóa cuộc thăm viếng tình người thành cuộc thăm viếng tình Chúa.

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

GẶP GỠ CHÚA TRONG ĐAU KHỔ



                                  
Bạn thân mến,
          Tại Lộ Đức hằng năm, người ta chứng kiến thấy hàng ngàn bệnh nhân kéo về hang đá Đức Mẹ. Nói đâu xa, hằng ngày tại các bệnh viện, chúng ta cũng thấy vô số những người mắc những chứng bệnh kinh khủng dù đã chữa trị nhưng để lại những di chứng trên thân xác thật đau lòng xót xa triền miên năm này sang năm khác. Họ là đủ hạng người từ em bé mới sinh cho đến người già nua, từ bác sĩ đến quan chức hay chức sắc tôn giáo... Có người nói con người chúng ta có làm gì đáng tội mà phải đau khổ như vậy!?
          Đau khổ là vấn đề gai góc vẫn đặt ra cho chúng ta từ xưa cho tới nay. Con người sinh ra trong tiếng khóc, trải qua cuộc đời đầy gian nan đau khổ, rồi nằm xuống cũng trong tiếng khóc. Nhà Phật thường nói: “Đời là bể khổ”, còn Chúa Giêsu nói: “Ngày nào có cái khổ của ngày ấy” (Mt 6,34). Nhiều nhà hiền triết đã cố đi tìm một câu trả lời thỏa đáng. Đức Phật Thích Ca đi tu để tìm một thoát cho chúng sinh. Có người không hiểu lý do sự đau khổ nên tìm cách hủy diệt đau khổ. Cụ thể, đã có một thời chính quyền Nhật ra lệnh tập trung tất cả những người mắc bệnh phong hủi trên một hòn đảo giữa Thái Bình Dương và tưới xăng thiêu rụi, vì họ mắc bệnh nan y và không có quyền sống. Rồi, nhà độc tài Hitler ra cho giám đốc một bệnh viện thủ tiêu mọi bệnh nhân thần kinh vì cho rằng họ ăn bám và ăn hại quốc gia. Chúng ta không hiểu nỗi đau khổ của người khác và có thể tuyệt vọng khi chính mình không trốn tránh được. Đại Văn hào Henry De Montre thuộc hàng lâm viện pháp lúc về già bị mù, ông đã không chịu sự đau khổ nên đã dùng súng lục bắn vào họng tự tử.

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

Thăm viếng đầu xuân


         Mỗi người ở mỗi nơi, Cùng hẹn nhau ……Anh Chị Em chúng tôi đến thăm Cha linh giám dấu yêu của Nhóm Tông đồ khuyết tật. Từ khi được Cha Giuse, chúng tôi được Cha yêu thương, cảm thông, chia sẻ, cùng cầu nguyện cho nhau và biết hy sinh cho nhau nhiều hơn.


Anh Chị Em được Cha đón tiếp rất nồng nhiệt.

NHÓM TÔNG ĐỒ KHUYẾT TẬT- SINH HOẠT CHÚA NHẬT TUẦN 6



SỐNG PHÚC ÂM HÓA 

 Dù mới gặp nhau sinh hoạt và dâng Thánh lễ đầu năm tuần vừa rồi, nhưng hôm nay, Anh chị em, Cha con vẫn sum vầy bên nhau cũng tại ngôi nhà Chung của Giáo Phận Đà Nẵng thân thương. Kẻ thì chở nhau đến, người đi xe điện, xe lăn và nhiều phương tiện khác nhau để đến với nhau tâm sự và chia sẻ niềm vui, hỏi thăm nhau sau những ngày xa vắng. Gặp nhau ai ai cũng vui vẻ đến nỗi sự lo cơm áo gạo tiền hằng ngày biến mất trên những khuôn mặt anh chị em khuyết tật.



Anh Trưởng chia sẻ

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

NHÓM TÔNG ĐỒ KHUYẾT TẬT SINH HOẠT ĐẦU NĂM GIÁP NGỌ




TÌNH CHÚA - TÌNH XUÂN
 Trong không khí ấm áp của mùa xuân, hòa lẫn tâm tình náo nức, phấn khởi mong được gặp nhau của anh chị em khuyết tật sau những ngày mừng xuân Giáp Ngọ đã qua. Hôm nay, Nhóm Tông đồ khuyết tật họp mặt sinh họat đầu năm tại ngôi Nhà Chung Giáo Phận thân thương.

                                             Mọi người thân mật cùng hỏi thăm nhau 


 Buổi sinh hoạt hôm nay rất đặc biệt, với 15 phút  đầu Cha linh giám,Soeur trợ úy và tất cả anh chị em hàn huyên với nhau chuyện tết nhất. Sau đó, Soeur Lài tập hát chuẩn bị vào thánh lễ. Thánh Lễ Chúa Nhật thường niên nhưng đối với anh chị em là thánh lễ đầu năm của Nhóm.

Soeur Lài tập hát chuẩn bị vào thánh lễ. 

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

TÂM LÝ NGƯỜI KHUYẾT TẬT - BÀI 1: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT



NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI GIAO TIẾP 
VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Thống kê trên thế giới có khoảng 10% người khuyết tật tương đương với 650 triệu người (khảo sát năm 2007). Theo thống kê năm 2011, Việt Nam có khoảng 6.1 triệu người khuyết tật, tương đương 7.8% dân số (Thống kê của Báo Điện Tử Dân Trí, 20-02-2011). Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được Quốc Hội thông qua 28-11-2013, Điều 59 viết: “Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác”. Còn Pháp lệnh Người Khuyết tật (1998), Điều 9 nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử hoặc ngược đãi người khuyết tật. Phần III của Bộ Luật Lao động (năm1994) quy định về việc làm cho người khuyết tật tại cơ quan và doanh nghiệp, Điều 123 nêu chỉ tiêu 2% đến 3% lực lượng lao động trong doanh nghiệp phải là người khuyết tật. Và Chính Phủ đặt mục tiêu thực hiện giáo dục hòa nhập cho tất cả trẻ em khuyết tật vào năm 2015. Như vậy, người khuyết tật ngày nay hầu như đã hòa nhập với mọi người, mọi ngành nghề trong xã hội. Họ có quyền và nghĩa vụ như những công dân khác. Họ có những phẩm gía cao quý đáng mọi người trân trọng. Vì khuyết tật thể lý, chắc chắn họ có những cách thế ứng xử rất đặc biệt trong giao tiếp. Cho nên chúng tôi xin trình bày với các bạn phương thế để giao tiếp hoặc làm việc với người khuyết tật có hiệu quả, thắm tình người và chan hòa tính nhân văn hơn.