Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Thí sinh liệt nửa người được chị gái cõng đến phòng thi

     Dù bị liệt nửa người nhưng em Vũ Văn Nội không từ bỏ ước mơ trở thành kỹ sư Công nghệ thông tin. Kỳ thi THPT quốc gia năm nay, Nội đến dự thi trên đôi chân của chị gái. Nhiều người rất cảm phục trước nghị lực của nam sinh này.

Sáng 30/6, các thí sinh tại Hội đồng thi trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa) đến làm thủ tục dự thi từ rất sớm để tránh nắng nóng. Trong số hàng nghìn thí sinh và phụ huynh đưa con em đến làm thủ tục dự thi có một thí sinh rất đặc biệt. Thí sinh này bị liệt nửa người và phải đến làm thủ tục dự thi trên đôi chân của chị gái mình

Thí sinh đó là em Vũ Văn Nội quê ở xã Vân Du, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Chị gái em Nội là Vũ Hoài Thanh cho biết, lúc 3 tuổi Nội gặp tai nạn không may bị liệt nửa người từ phần ngực trở xuống. Không tự đi lại bằng đôi chân, Nội phải di chuyển bằng xe lăn. Bị tật nguyền nhưng Nội luôn nỗ lực vươn lên, ham học hỏi để cuộc sống sau này không bị phụ thuộc vào mọi người.

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Viết bài thi bằng chân

     Viết bài thi bằng chân, nam sinh không tay thừa điểm vào đại học

     Dù không có tay, một nam sinh ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) vẫn quyết định thi tuyển sinh đại học. Cố gắng hết sức để hoàn thành bài thi bằng chân, nam sinh này đã đạt thừa số điểm để vào đại học.

Nam thí sinh đầy nghị lực đó là Peng Chao, ở thành phố Phàn Chi Hòa (tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc). Vào tối chủ nhật tuần vừa rồi, em đã nhận tin được 538 điểm ở kỳ thi tuyển sinh đại học. Như vậy, cộng với 5 điểm khu vực, em đã thừa tới 3 điểm so với yi ben xian (mức điểm để vào một trường đại học công có thứ hạng ở Trung Quốc).
Nam sinh không tay Peng Chao thừa điểm vào đại học ở Trung Quốc

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

ANH CHỊ EM TÔNG ĐỒ KHUYẾT TẬT HIỆP Ý CẦU NGUYỆN NHÂN NGÀY LỄ THÁNH PHÊRÔ VÀ THÁNH PHAOLÔ TÔNG ĐỒ 29.6
 BỔN MẠNG:


Cha Phêrô Trần Đức Cường
Cha sáng lập Nhóm Tông Đồ Khuyết Tật
Cha Phêrô Lê Hưng
Quản xứ Nhượng Nghĩa

Anh Phêrô Đoàn Nguyễn Minh Tâm

Ø  Lưu ý: Mỗi anh chị em hãy đọc 1 Kinh Lạy Cha – Kinh Kính Mừng – Kinh Sáng Danh để cầu nguyện đặc biệt cho Cha Phêrô Trần Đức Cường, Cha sáng lập Nhóm của chúng ta trong ngày lễ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô 29-6 tới đây.


                                                                                       

                                                                          Thư Ký  Maria Thanh Thu


GIÁO LÝ PHỤNG VỤ THÁNH THỂ

40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ
(Tiếp theo)
21. Tại sao chủ tế đổ ít nước vào rượu ?

Ngày xưa, tại các xứ vùng biển Địa Trung Hải, người ta có thói quen pha một chút nước vào rượu, thường nặng và gắt.
Vào bữa Tiệc Ly (bữa ăn cuối cùng của Chúa Giêsu với các môn đệ trước khi chịu tử nạn), phải chăng Chúa Giêsu đã pha chút nước vào rượu nho ? Có thể như vậy, tuy không có một tài liệu nào xác quyết việc này cả. Nhưng từ thế kỷ thứ II, người ta có thể xác định chắc chắn có việc pha nước vào rượu trong thánh lễ.
   Nghi thức này có ý nghĩa rất hay : đó là dấu chỉ mối liên quan chặt chẽ giữa thần tính và nhân tính trong Chúa Kitô ; đồng thời, là sự liên kết chặt chẽ của chúng ta (tượng trưng bởi nước) với Chúa Kitô (rượu nho) làm thành lễ vật dâng trong trong thánh lễ. Chúa Kitô không tự hiến tế một mình, nhưng liên kết với Giáo Hội mà chính Người là đầu.
   Ý nghĩa phong phú của các biểu tượng này được thể hiện trong lời cầu nguyện của vị chủ tế khi pha chút nước vào rượu nho : "Cũng như giọt nước này hòa chung với rượu, xin cho chúng con được thông phần bản tính Thiên Chúa của Đấng đã đoái thương chia sẻ thân phận làm người với chúng con".

CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN – Năm B

PHÓ THÁC VÀ TIN TƯỞNG VÀO CHÚA
KHI GẶP NGHỊCH CẢNH HAY ĐAU KHỔ?
 
Rất nhiều người trong chúng ta đã một lần lâm vào khó khăn, nghịch cảnh. Lúc ấy, chúng ta luôn tự chất vấn mình: “Sao cuộc đời lại đầy rẫy khó khăn, đau khổ?”; “Tại sao điều này lại xảy ra với mình?”; “Tại sao đời bất hạnh đến vậy?”; hay ““Tôi có làm gì đâu mà tôi ra như thế này?”. Nhưng nếu suy tư một chút, chúng ta thấy rằng nghịch cảnh hay đau khổ trong cuộc đời là điều không thể tránh được. Chẳng hạn, người thì bị mất việc, kinh doanh thất bại, mất đi người thân, khủng hoảng tài chính, người thì đổ vỡ trong các mối quan hệ, hoặc thậm chí sức khỏe sa sút và bệnh tật. Lời Chúa trong các bài đọc hôm nay giúp chúng ta có cái nhìn và lối sống trước nghịch cảnh trong đời.

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

NGHỊ LỰC SỐNG NGƯỜI TÔNG ĐỒ KHUYẾT TẬT

NHÓM TÔI YÊU
Thơ : Matta Mỹ Hoa
Giọng đọc: Teresa Lan Hương






HIỆP THÔNG


ANH CHỊ EM TÔNG ĐỒ KHUYẾT TẬT HIỆP Ý CẦU NGUYỆN NHÂN NGÀY BỔN MẠNG LỄ THÁNH GIO-AN BAOTIXITA 24.6

             Cha Gio-an Baotixita Trần Ngọc Tuyến
 Quản lý Tòa Giám Mục.
             Cha Gio-an Baotixita Hồ Thái Sơn
Chánh văn phòng Tòa Giám Mục
            Thầy Gioan Baotixita Anh, Dòng Gioan Thiên Chúa.



        Thư ký: Maria Thanh Thu

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015

BÀI CHIA SẺ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TRONG BUỔI TIẾP KIẾN 10-6-2015

Luôn luôn trợ giúp, an ủi, và gần gũi các bệnh nhân



     Bệnh tật của những người thân yêu khiến cho cuộc sống gia đình khổ đau và khó khăn hơn, nhưng chúng cũng củng cố các liên hệ gia đình và có thể là trường học của đời sống, của lời cầu nguyện, tình liên đới và sự gần gũi săn sóc yêu thương đối với nhau. ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hơn 40.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến sáng thứ tư hôm qua. Trong bài huấn dụ ĐTC đã khai triển đề tại giáo lý gia đình và bệnh tật. Ngài nói: Bệnh tật là một kinh nghiệm về sự giòn mỏng, mà chúng ta sống đặc biệt trong gia đình, từ khi là trẻ em, rồi nhất là khi già yếu, với các đau nhức liên miên. Trong bối cảnh của các tương quan gia đình, bệnh tật của các người chúng ta thương mến gia tăng nỗi khổ đau và lo lắng. Chính tình yêu khiến cho chúng ta cảm nhận điều này nhiều hơn. Biết bao nhiêu lần đối với một người cha và một người mẹ việc chịu đựng bệnh tật của một đứa con trai hay con gái khó khăn hơn là chịu đựng bệnh tật của riêng mình. Chúng ta có thể nói rằng gia đình đã luôn luôn là nhà thương gần nhất. Cả ngày nay nữa, trong biết bao nhiêu phần trên thế giới này, nhà thương là một đặc ân cho ít người và thường khi ở xa. Chính mẹ cha, các anh chị em và bà nội bà ngoại bảo đảm các săn sóc và giúp chúng ta khỏi bệnh.

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

KÍNH VIẾNG ANH GIUSE 


        Nhóm chúng tôi hay tin Anh Giuse Tiêu Linh Vũ được Chúa gọi về, hưởng thọ 73 tuổi. Chúng tôi đến kính viếng, chia sẻ trong tâm tình huynh đệ cùng với gia đình Anh. Cầu xin Chúa thương đón Anh vào Thiên Đàng.




TĐKT

Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015

TÔNG ĐỒ KHUYẾT TẬT SINH HOẠT - DÂNG LỄ CHÚA NHẬT KÍNH MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ

BÍ TÍCH THÁNH THỂ LIÊN KẾT CHÚNG TA VỚI NHAU TRONG TÌNH YÊU CHÚA

     Anh chị em Tông Đồ khuyết tật hôm nay lại cùng nhau sum họp dưới mái nhà thân thương là Tòa giám mục Đà Nẵng để sinh hoạt và dâng Thánh Lễ tuần đầu tháng thường kỳ của Nhóm.
     Bắt đầu buổi sinh hoạt, Cha linh giám thông báo tin vui rằng Đức Cha Giuse, Giám Mục Giáo Phận chính thức nâng Nhóm tông đồ khuyết tật lên thành một trong những phong trào Công giáo Tiến Hành trong Giáo Phận 24-5-2015 Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Sau đó, tiếp tục dạy Giáo lý phụng vụ với 4 câu hỏi này: Tại sao phải làm tới ba dấu thánh giá trước khi nghe Tin Mừng? Tại sao đọc kinh Tin Kính? Đâu là ý nghĩa của Lời nguyện cho mọi người? Tại sao phải có thể thức quyên tiền (bỏ oi) trong nhà thờ?



Cha linh gíam dạy giáo lý phụng vụ


Tất cả mọi người cùng chăm chú lắng nghe một cách nghiêm túc

     Sau đó, Chị Thư ký Thanh Thu thông báo những anh và quý Cha mừng bổn mạng trong tháng này, xin anh chị em hiệp ý cầu nguyện. Đó là Anh Phêrô Nguyễn Đoàn Minh Tâm, Cha Phêrô Trần Đức Cường, Đấng sáng lập Nhóm Tông đồ khuyết tật và Cha Phêrô Lê Hưng.

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

HỌC HỎI PHỤNG VỤ

40 CẦU HỎI VỀ THÁNH LỄ 
(Tiếp theo)
17. Tại sao phải làm tới ba dấu thánh giá trước khi nghe Tin Mừng?
    Khi linh mục loan báo sẽ đọc bài Tin Mừng nào đó (Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mát-thêu, thánh Mác-cô, thánh Lu-ca hay thánh Gio-an), chúng ta tuần tự làm một dấu thánh giá trên trán, một trên môi miệng và một trên ngực. Tập tục này có từ thế kỷ thứ XI và mang nhiều ý nghĩa phong phú.
    Làm ba dấu thánh giá như thế để xin Chúa ban ơn và chúc lành cho chúng ta. Qua dấu thánh giá trên trán, trên môi và trên ngực, chúng ta cầu xin cho lời Tin Mừng, mà chúng ta sắp nghe, thấm nhập trọn vẹn trong con người, bám rễ sâu trong trí khôn và trong tâm hồn của chúng ta. Chúng ta cũng xin cho trí tuệ của mình được soi sáng để thông hiểu Lời Chúa và cho tâm hồn được sưởi ấm để đón nhận Tin Mừng.
    Khi làm ba dấu thánh giá, chúng ta có thể đọc thầm lời nguyện như sau: "Xin Lời Chúa mở rộng lòng trí con, cho miệng lưỡi con biết công bố Lời Ngài, cho con biết giữ Lời Ngài trong tâm hồn con và thực thi Lời Ngài".

LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ- B

THÁNH THỂ CỨU SỐNG, THA THỨ VÀ GIAO HÒA
Lời Chúa: Xh 24,3-8; Dt 9,11-15; Mc 14,12-16.22-26

     Năm 1263, một linh mục người Đức cử hành Thánh Lễ ở nhà thờ kính Thánh Christiana. Lúc bẻ bánh, đột nhiên, linh mục thấy Mình Thánh không còn là hình bánh, mà đã biến thành Thịt và Máu thật. Những giọt máu loang ra thấm ướt tấm khăn Thánh trên bàn thờ. Linh mục vội gấp khăn lại, nhưng gấp tới đâu máu thấm ra tới đó, máu thấm qua 25 lần vải. Vị linh mục vừa cảm động vừa sợ hãi đến mức không tiếp tục Thánh Lễ được. Ngài tới yết kiến Đức Giáo Hoàng Urbanô và kể lại sự kiện ấy. Đức Giáo Hoàng sai một Giám Mục đến rước Mình Thánh cùng tấm khăn đẫm máu về Tòa Thánh đặt ở nhà thờ chánh tòa cho giáo dân thờ kính. Năm sau (1264), vào ngày mồng 8 tháng 9, Đức Giáo Hoàng Urbanô ra sắc dụ lập lễ kính MÌNH MÁU THÁNH CHÚA trong toàn Giáo Hội như chúng ta mừng kính hôm nay.

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

CỘNG ĐOÀN TÔNG ĐỒ KHUYẾT TẬT HÀNH HƯƠNG VỀ MẸ SAO BIỂN

MẸ MARIA NGÔI SAO TÂN PHÚC ÂM HÓA 
CỘNG ĐOÀN TÔNG ĐỒ KHUYẾT TẬT

 
     Dù cho cái nắng chói chang gắt gỏng của buổi trưa mùa hè tháng 5. Bất chấp “Trời nắng cháy như lửa đốt” với từ 38-
40 độ của mùa hè rực lửa này, nhưng không sao làm nản lòng Anh Chị Em Tông Đồ Khuyết Tật. Chúng tôi vẫn hăng hái lên đường hành hương về tại sân vườn Đức Mẹ Sao Biển nhân ngày kết thúc tháng Hoa, cũng là ngày lễ Chúa Ba Ngôi. 


Đúng 14h hăng hái lên đường
Bà Maria Trần Thị Vinh đến sớm cầu nguyện 

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

LỄ CHÚA BA NGÔI – Năm B

                   BA NGÔI TÌNH YÊU VÀ HIỆP NHẤT

     Lời Chúa: Dnl 4,32-34.39-40; Rm 8,14-17; Mt 28,16-20


        Mùa Phục Sinh kết thúc với đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Giáo hội nhìn lại chương trình cứu độ được Thiên Chúa thực hiện trong lịch sử nhân loại và nhận ra rằng: nguồn ơn cứu độ chính là Thiên Chúa Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần. Vì thế, chúng ta hiểu tại sao ngày Chúa nhật mùa Thường niên tiếp ngay sau lễ Hiện Xuống, Giáo hội phải mừng kính và suy niệm về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Hơn thế nữa, Giáo Hội là công trình của tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi. Giáo hội được Chúa Cha tập hợp chung quanh Chúa Giêsu dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Là dân tộc lữ hành, Giáo hội phát xuất từ Chúa Cha, sẽ trở về với Chúa Cha, nhờ trung gian của Chúa Kitô, dưới hơi thở của Chúa Thánh Thần. Chính từ mầu nhiệm Ba Ngôi mà Giáo hội được sinh ra và cũng từ Thiên Chúa mà Giáo hội lãnh nhận sứ mạng để tất cả nhân loại làm thành một Dân Thiên Chúa, tập họp thành Thân Thể Chúa Kitô, được xây dựng thành Đền Thờ Chúa Thánh Thần (GLCG số 772). Vì vậy, Chúa Giêsu ngày xưa sai các Tông đồ và chúng ta ngày nay rằng tiên vàn anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Ba Ngôi Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

ĐÔI LỜI MUỐN NÓI

LẠY CHÚA XIN THƯƠNG CHÚNG CON! 

Các bạn thân mến,
       Tôi là một học viên trong lớp Giáo lý dự tòng không khuyết tật đang học lớp Dự Tòng và Hôn Nhân Kitô giáo của Cha Giuse Nguyễn Quốc Quang giảng dạy. Tôi thật hạnh phúc và vui mừng vì được học Đạo Công Giáo bởi một Linh Mục hết sức tận tụy việc dạy giáo lý và cử hành Thánh Lễ cho chúng tôi hằng buổi học. Dù đang lúc dưỡng bệnh, ngồi xe lăn nhưng Ngài nhiệt tình giảng giáo lý cho chúng tôi hết sức kỹ lưỡng, rõ ràng cụ thể. Qua cách sống Đạo, giảng Đạo của Ngài, tôi thấy rằng Ngài là chứng nhân sống động niềm tin vào Chúa Quan Phòng. 
    Hơn nữa trong lớp học tôi có một anh bạn học là người khuyết tật, Anh Sơn. Tôi thấy cảm động và cảm phục anh Sơn rất nhiều. Dù khuyết tật nhưng anh đi học chăm chỉ, đều đặng và còn hiểu Đạo Chúa, thuộc kinh nhanh hơn tôi nhiều.