THIÊN CHÚA BA NGÔI THƯƠNG XÓT
CHÚNG TA
ĐỜI NÀY VÀ ĐỜI SAU
Hán ngữ có câu: “Vô tri bất mộ”,
không biết thì không mến. Thật thế, chúng ta là những người đang
trên con đường hiểu biết Thiên Chúa Ba Ngôi để yêu mến Ngài. Biết
Thiên Chúa không phải biết Ngài
như biết một nhân
vật nổi tiếng nào đó, hay biết một biến cố lịch sử nhưng biết Ngài
là biết cả chiều sâu, chiều dài lẫn chiều rộng đời sống bên trong lẫn bên ngoài của
Thiên Chúa Ba Ngôi. Tại sao thế? Vì
Thiên Chúa tác động đến mọi lĩnh vực
trong cuộc sống
chúng ta. Qủa thế, Ngài đã đến với con người qua Đức
Giêsu, Con Ngài. Đức Giêsu lại mời gọi con người đến với Ngài để đón nhận Cha của Người nhờ Chúa Thánh Thần Người ban cho. Đúng như Lời Chúa Giêsu hôm này quả quyết: “Mọi sự Chúa Cha có
đều là của Thầy. Vì thế, Thầy đã nói: Người lấy những gì của Thầy mà loan báo
cho anh em” (Ga 16,15). Thế rồi, Đức Giêsu đến với những người tin yêu Ngài qua Bí tích Rửa Tội để rồi hiệp thông với họ, chia sẻ cuộc sống thần linh Thiên Chúa Ba Ngôi và sống với họ trong
cùng một tình yêu mật thiết. Đó là thiêng đàng của cuộc sống trần thế, và rồi kéo
dài mãi tới vĩnh hằng. Cho nên, Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm trung tâm của đời sống đức tin
và đời sống
hằng ngày của người Kitô hữu bởi vì Ba Ngôi Thiên Chúa hằng hữu, hằng sống và
thương xót chúng ta ngay từ đời này lẫn đời sau.
Cuộc sống Thiên Chúa Ba Ngôi là hạnh phúc vĩnh cửu, là
tình yêu thương xót tuyệt đối trào
tràn và là sự sống đời đời. Ngài không giữ khư khư nơi mình, nhưng Ngài thông ban sự sống,
tình yêu thương xót, hạnh phúc ấy cho
con người, bắt đầu với công trình tạo dựng, đạt đỉnh cao nơi công trình cứu chuộc và qui tụ nhân
loại qua trung gian của Chúa Con nhờ Chúa Thánh Thần. Qủa thế, Ngôi
Cha tạo dựng qua trung gian là Ngôi Con trong quyền năng
Chúa Thánh Thần. Công trình
tạo dựng nhờ Chúa Thánh Thần qua hơi thở chuyền sức sống cho
tất cả tạo thành: “Người gởi sinh
khí của Ngài tới là
chúng được dựng
nên, và Người đổi mới mặt đất này”(Tv 104,30). Và cũng chính Thần khí là hơi thở sự sống làm cho con người từ bùn đất trở nên giống hình ảnh
Thiên Chúa” (St 1,26). Tóm lại, Công trình tạo dựng là bằng chứng
tình yêu thông truyền hạnh
phúc và thương xót nhân loại một cách cụ thể nhất của Thiên Chúa Ba Ngôi có từ đời đời dành
cho con người. Cho nên, Thánh Phaolô trong bài đọc 2 khẳng
định rằng Thiên
Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban
cho chúng ta tất cả.
Con
người sống trong tình yêu thân mật với Thiên Chúa
Ba Ngôi trong tự do phục tùng Thiên Chúa ngay từ ban đầu. Nhưng
con người bị ma quỷ cám dỗ đã đánh mất đi lòng tín thác vào Thiên Chúa, lạm dụng tự do của mình để rồi phạm tội với Chúa. Hậu quả của tội này
là con người phải đau khổ, phải chết và không được hưởng hạnh
phúc đời đời bên
Thiên Chúa (St 1,14-19). Sau
khi sa ngã, con người
không bị Thiên Chúa bỏ rơi, ngược lại được
Thiên Chúa cứu thoát khỏi sự dữ và cái chết đời đời. Công trình cứu chuộc đó được
Thiên Chúa Ba Ngôi thực hiện như thế này: “Khi tới thời gian
viên mãn, Thiên Chúa sai Con Một của mình
tới, sinh làm con một người đàn
bà và sống dưới Lề luật, để cứu chuộc những ai
sống dưới Lề luật hầu
chúng ta nhận được ơn
nghĩa tử” (Gl 4,4-5). Người Con là Đức Kitô, Ngài vâng lời Chúa Cha cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên thập tự (Pl
2,6-8); nhờ Thần Khí
Hằng Có mà Đức Kitô
đã hiến mình
làm lễ hy sinh vô tỳ tích
dâng lên Thiên Chúa (Dt 9.14); và rồi
Thiên Chúa đã ban Đức Kitô
sống lại từ cõi chết nhờ bởi Thần Khí (Rm 8,11). Hy tế của Đức Kitô chính là hồng ân của Chúa
Cha bởi vì Chúa con đã hiến dâng mạng sống mình (Ga 10,17-18) cho Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần (Dt 9,14), để đền bù những bất tuân của
chúng ta. Đức Kitô phục sinh
là do quyền năng của Chúa
Cha (Cv 2,24).
Quyền năng ấy thể hiện qua
Chúa Thánh Thần làm cho nhân tính đã chết của Đức Kitô sống lại và nâng lên tình trạng vinh hiển
(Rm6,4). Chúa Giêsu chỗi dậy từ cõi chết “mở đường cho
những ai an giấc ngàn
thu...., như mọi người liên
đới tới Adam
mà chết, thì nay mọi người, nhờ liên đới với Đức Kitô
cũng được
Thiên Chúa cho sống lại” (1cr 15,20-22). Vậy giờ đây, chúng ta được Đức Kitô
lôi cuốn vào cung lòng đời sống Thiên Chúa Ba Ngôi (Cl 3,1-3), Người ban
cho chúng ta muôn ơn sống dồi dào
và trở nên công chính để sống lại
và hiển trị với Người (Rm 5,17). Vì thế, Thánh Phaolô trong bài
đọc 2 quả quyết với chúng ta rằng: “Một khi đã được nên công chính nhờ đức
tin, chúng ta được bình an với Thiên Chúa, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.
Vì chúng ta tin, nên Đức Giê-su đã mở lối cho chúng ta vào hưởng ân sủng của
Thiên Chúa, như chúng ta đang được hiện nay; chúng ta lại còn tự hào về niềm hy
vọng được hưởng vinh quang của Thiên Chúa” (Rm 5,1-2).
Để được
Thiên Chúa thánh hóa và làm cho trở nên
công chính, chúng ta phải làm gì? Chúng ta trước tiên phải để Thiên
Chúa Ba Ngôi tạo dựng nột lần nữa qua
Hội Thánh Chúa Kitô tức là qua Phụng vụ và
các Bí tích, nhất là Bí Tích Tửa Tội được thực hiện trong hy tế tạ ơn, chúng ta được chia sẻ chính
cuộc sống thần linh Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần sẽ giúp chúng ta sống và tôn vinh Chúa Cha (Pl 22,11) qua việc tuyên xưng
rằng “Đức Giêsu
Kitô là Chúa” (Pl 2,11). Thứ đến, chúng ta phải khiêm cung yêu mến đón rước
Thiên Chúa Ba Ngôi vào cư
ngụ trong tâm hồn qua Lời Chúa và Bí Tích Thánh Thể. “Ai yêu mến Thầy, thì
sẽ giữ Lời Thầy. Cha
Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha
của Thầy và
Thầy sẽ đến và ở lại
trong người ấy” (Ga 14,23). Nơi nào có Chúa Cha và Chúa Con hiện diện thì ở đó cũng có
Chúa Thánh Thần (1Cr 3,16). Chính nhờ cuộc sống huyền diệu của
Thiên Chúa Ba Ngôi trong mỗi người,
chúng ta được thánh hóa ngay cuộc sống trần thế hầu xứng đáng là
những người đầy tớ trung
thành đợi Chủ đón vào
Vương Quốc vui hưởng hạnh phúc đời đời (Mt 25,34).
Lòng thương xót của Thiên Chúa Ba Ngôi bao la như đại dương, nơi đó chúng
ta có thể kín múc được biết bao là ân sủng,
chính nơi đó, chúng ta được sống hiệp
thông, được chia sẻ sự sống viên mãn, sự sống thần linh trao ban yêu thương liên lỉ giữa Ba
Ngôi trải dài suốt cuộc đời chúng ta đời này
và cả đời sau.
Khi sống hiệp
thông với Ba Ngôi, chúng ta cảm nghiệm được lòng
thương xót của Thiên Chúa Ba Ngôi qua việc sáng tạo, cứu chuộc và thánh hóa ta, nhờ đó chúng ta dễ dàng
thể hiện lòng
thương xót ấy ra bên ngoài bằng việc phụng sự Thiên
Chúa và yêu thương
bác ái hết mọi người một cách
dễ dàng, chân thành và tự do. Tình Yêu thương xót là sự nối kết Tất cả nên một, như
Chúa Cha ở trong Chúa Con và Chúa Con ở trong
Chúa Cha để chúng ta cũng ở trong
Ba Ngôi Thiên Chúa (Ga
17,24). Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Quốc Quang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét