CHUYỆN
CỦA NGÀY HÔM QUA
Người Họ Trần
Chuông điện
thoại reo vang, tôi liếc mắt nhìn lên màn hình thấy số điện thoai: 0241821434 – con số lạ hoắc, tôi không lưu
trong máy. Ai gọi? Gọi từ đâu? Tôi miễn cưỡng bấm nút OK.
-
Alô, Tôi xin nghe.
- Chào “cô mồng một”, may quá gặp được
cô – tôi là Thuận, ở Trại Phong Quả Cảm, Bắc Ninh đây, chúng tôi sắp dự lễ Chúa
Nhật Lòng Thương Xót! Tôi được chọn trong đoàn Dâng Lễ, cả bác Phóng (thương
binh) nữa. Hai tay cụt tới nách, bác ấy phải kẹp hoa vào cổ và vai, cảm động
lắm cô ơi! Tôi mượn điện thoai gọi mà thôi. Cô thông cảm.
-
Bác Thuận ơi, Tôi mới mua card mà, bác cúp máy đi tôi gọi lại ngay!
-
Alô, bác Thuận cứ nói thoải mái đi, đừng ngại – ngoài ấy lễ sáng à, Đà Nẵng thì
lễ chiều (15g30), có Đức Cha và quý Cha đồng tế - sau lễ có giao lưu văn nghệ
và có cả các bạn khuyết tật ngoài Công Giáo cũng đến nữa đó. Nếu anh chị em Quả
Cảm vào đây chung vui thì chúng tôi có dịp được nghe quan họ Bắc Ninh.
-
Tiếc quá “cô mồng một nhỉ”! Nếu tôi muốn góp vui văn nghệ thì sao.
-
Bác Thuận gửi qua điện thoại nhé.
-
Chiều nay à!
-
Ngay bây giờ cũng được, tôi sẽ ghi âm lại, bác yên tâm.
“Bàn
tay tôi đã cụt cùi hết ngón
Tựa củ gừng loang lỗ vết thương.
Nó tê dại sượng sần không biết nóng,
Tháng ngày qua đeo đẳng chiếc băng tang.
Ước gì Chúa thương con ban phép lạ,
Để cho con mạnh lại được một ngày.
Với một ngày, một ngày thôi Chúa ạ
Con sẽ tìm nguyên vẹn lại bàn tay.
Bàn tay con mười mấy năm về trước,
Trông dịu dàng mịn mướt ngón búp măng.
Tay vạn năng
nếu Chúa cho băng được,
Con sẽ cầm lại đũa vắng bao năm.
Rồi con sẽ thử cài xem cúc áo,
Thử cầm kim và nhặt thử tiền rơi.
Chiếc phim ảnh sẽ tự tay con tháo.
Và dương cầm dạo thử khúc nhạc xưa.
Nếu Chúa thương ôi còn gì thoải mái.
Chúa, Chúa ơi! Cho con lại bàn tay.
Ôi! Đắng cay khi quay về thực tại.
Chúa, Chúa ơi! Chúa nhậm lấy một ngày”.
- Chúng tôi lại có nghề đan mây và nuôi cá nữa đó cô. Tôi xin “Chúa nhận lấy một ngày” mà Chúa thương đã ban cho tôi nhiều quá. Chết rồi, tôi nói lâu tốn tiền điện thoại cô rồi! À bà con Quả Cảm rất mong cô về chơi đó, họ nhớ cô lắm. chào cô nhé!
Tuy phải chi nhiều cho cuộc
điện thoại dài lời, nhưng tôi rất vui, nếu bác Thuận không dừng lại ở đó thì
tôi sẽ được biết thêm nhiều tin sốt dẻo. Tôi đang định hỏi bác ấy, ai cầm điện
thoại cho bác để bác ngâm thơ gửi vào Đà Nẵng đấy? Vì bác ấy đã mất hết 10 ngón
tay.
Tôi nhớ mãi ngày mồng một
tết năm 1994, cậu học trò tôi ôm guita hát với bà con bệnh nhân phong, chị Xuân
và tôi tổ chức trò chơi mừng xuân cho trại phong. Đa số các bệnh nhân trong
trại không còn ngón tay, ngón chân, có người còn bị mất cả nữa cánh mũi. Cả đời
họ chưa bao giờ được đón tết vui như hôm ấy. Trước hết, họ nhận quà rất nhiều,
nhưng đến ngày tết thì ai về nhà nấy, đoàn tụ, ấm cúng, các bệnh nhân ở trong
trại ăn tết chung với nhau. Thường thì sau mồng hai, mồng ba thân nhân họ mới
đến. Ai ai cũng phải lo cho gia đình, nội ngoại, đó là lẽ đương nhiên, hợp tình
hợp lý. Tuy vậy, ánh mắt người thân và bệnh nhân vẫn sáng lên khi họ được nhìn
thấy nhau. Thú thật, tôi phải gồng mình nắm chặt hai tay, thì thầm nguyện cầu:
“ xin Chúa giúp sức cho con”, khi cụ bà vỗ vai tôi và móm mém nói nhỏ nhẹ: “cảm
ơn cô, mồng một tết cô đã đến với tôi, quý hóa quá!” Bàn tay không còn ngón tay
đã chạm lên trên vai tôi, đôi mắt cụ đã lòa từ lâu, cánh mũi bị sụp một nữa,
môi trên không còn, lợi hồng lộ ra làm tôi e ngại, nhìn khuôn mặt bà đã biến dạng.
Chúa nói: “hãy yêu thương
anh em như chính mình”. Chúa ơi! Con thấy sao
khó thực hành quá Chúa ơi! Tuy chị Xuân đã giải thích cặn kẽ, bệnh nhân
được bác sĩ đặc trị cho dùng thuốc mỗi ngày, độ lây nhiễm không còn, chính chị
Xuân đã phục vụ ở Quả Cảm 10 năm, nhưng tôi vẫn thấy rợn người. Biết đâu mầm
bệnh vẫn lây lan qua tôi.
Một lần, hai lần, lần lần
tôi tiếp xúc với bệnh nhân nhiều, cuối cùng tôi cũng trở thành người thân của
những bệnh nhân bị phong ở Quả Cảm. Họ thân thương gọi tôi với cái tên rất hài
hước “Cô mồng một”, tôi rất vui và bất ngờ với cái biệt danh đó.
Đến Quả Cảm, tôi học được
nhiều điều nơi họ: đồng bệnh, đồng cảnh ngộ, họ yêu thương nhau như ruột thịt.
Thỉnh thoảng có người thân đến thăm và khi có quà cáp, họ chia sẻ cho nhau từng
món quà nhỏ: một gói mì tôm, từng cái thìa cùng nhau chan chan, húp húp...
Chiếc bánh cáy từ Thái Bình gửi đến, kẹo từ Cuđơ ở Hà Tỉnh gởi ra và bánh nổ tôi đem từ Đà Nẵng ra góp
phần với anh chị em. Thế là, chúng tôi có bữa tiệc ngay trên sân cỏ dưới tán
cây nhãn sum suê với hương vị phong phú của nhiều miền trên đất nước.
Hè năm ngoái ghé thăm làng phong, mít chín, nhãn
ngọt và vải sum suê... trái cây trong làng ngút ngàn, tôi đem quà nhiều người
gửi tôi chuyển cho làng, bà con ở làng gửi trái cây lại cho tôi đem về cho mọi
người. Tôi thấy vui vẻ gói chùm nhãn, buộc trái mít sau xe Honda.
Bác Phóng hỏi tôi: họ có dám ăn không mà cô chở về?
Tôi trả lời bác ấy: ngon tuyệt vời, dại chi mà không ăn hả bác?
Bác ấy trả lời lại tôi một cách thẳng thừng: ngon, nhưng là mít của cùi và nhãn của hủi! Có lần, chúng tôi đem biếu khách đến thăm, họ nể nên họ đem về, nhưng ra đến “làng Vân” thì họ vất hết! Chúng tôi mời nước, nhiều người họ không dám uống đó cô.
Tôi cười và trả lời: bác yên tâm, cháu đến đây và ở lại đây nhiều lần rồi mà, chỉ tiếc không có sức để chở hết!
Bác Phóng hỏi tôi: họ có dám ăn không mà cô chở về?
Tôi trả lời bác ấy: ngon tuyệt vời, dại chi mà không ăn hả bác?
Bác ấy trả lời lại tôi một cách thẳng thừng: ngon, nhưng là mít của cùi và nhãn của hủi! Có lần, chúng tôi đem biếu khách đến thăm, họ nể nên họ đem về, nhưng ra đến “làng Vân” thì họ vất hết! Chúng tôi mời nước, nhiều người họ không dám uống đó cô.
Tôi cười và trả lời: bác yên tâm, cháu đến đây và ở lại đây nhiều lần rồi mà, chỉ tiếc không có sức để chở hết!
Bài giảng của Đức Cha chủ tế trong Thánh Lễ Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót tại nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng chiều nay đã đánh động nhiều người, đặc biệt là các anh chị em khuyết tật ngoài công giáo: “xin anh chị em dâng những đau thương và khuyết tật lên Chúa. Tôi tin các anh chị em không cùng niềm tin với chúng tôi, hãy dâng những đau khổ hồn xác của những anh chị em lên Thượng Đế. Còn các bạn thiện nguyện cùng tất cả các anh chị em giáo dân xin hãy yêu thương nhau, hãy đón nhận các bạn khuyết tật như đón nhận chính Chúa Giêsu”.
Bên ghế đá ở sân Tòa Giám
Mục chiều nay, tôi thấy anh bạn xe lăn lương dân đang nói chuyện rất tâm đắc
với anh Thạch, trưởng nhóm Tông Đồ Khuyết Tật của Giáo Phận Đà Nẵng phía trong
nhà hội, Cha Minh đang chiếu các slide sinh hoạt vui chơi, dã ngoại của Nhóm
lên màn hình, Cha Nhật (An Hòa), Cha Hưng (Nhượng Nghĩa) và Cha Thủy (Ngọc
Quang) luân phiên hát góp vui cho cả Nhóm. Đến đây mọi anh chị em đều cảm nhận
thật sâu sắc, mình được yêu thương săn sóc ân cần và không phân biệt sắc tộc
hay tôn giáo.
Tôi san sẻ với anh Tùng đồng
hồ, chị Thanh Thu chủ của nhiều tiệm bánh mì và chị Linh học viên vi tính:
“nhìn những thành quả của Nhóm đạt được cả về tâm linh lẫn văn hóa và gắn bó
chân tình với Nhóm, tất cả đều nhờ bởi ơn Chúa đúng không các anh chị?”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét