PHÉP RỬA CỦA CHÚA GIÊSU THANH LUYỆN CHÚNG TA
Lời Chúa: Is 55,1-11; 1Ga 5,1-9; Mc 1,7-11
Chúa nhật lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa
hôm nay khép lại mùa Giáng sinh và cũng là một “sự hiển linh khác” của Đức
Chúa. Hôm nay không phải cảnh lặng lẽ trong hang lừa với vài chàng mục đồng chứng
kiến. Nhưng, Phép rửa được cử hành như một nghi lễ công cộng với nhiều người
xung quanh. Những người này ý thức rằng cuộc đời họ tội lỗi hôm nay đến đón nhận
phép rửa của ông Gio-an trong dòng sông Giođan để tỏ lòng sám hối.
Đức Giêsu hôm
nay đến cũng bước vào dòng nước ấy, và nhận phép rửa bởi ông Gioan nhưng không
phải là cho mình, mà là cho người khác, vì người khác. Vì chưng Chúa Giêsu đâu
có tội làm chịu phép rửa của ông Gioan để tỏ lòng sám hối. Chúa Giêsu chịu phép
rửa là có ý nói lên: từ nay, Người chung số phận với người tội lỗi. Ngài dìm xuống
để vớt mọi người lên và đó là tất cả ý nghĩa đời Người. Cuộc đời của Chúa Giêsu
hoàn tất với Phép Rửa cuối cùng, của sự chết (Lc 12,50) vì chết là cùng chung số
phận của con người tội lỗi. Cho nên hôm nay Chúa Giêsu để cho Gioan dìm mình có
ý loan báo cái chết và sự phục sinh của Người: dìm mình xuống nước là biểu hiệu
cái chết, trồi lên khỏi nước là loan báo sự sống lại. Cho nên, bài đọc 2, Thánh
Gioan đã khẳng định rằng: “Chính Đức Giê-su Ki-tô là Đấng đã đến, nhờ nước và
máu; không phải chỉ trong nước mà thôi, nhưng trong nước và trong máu Chính Thần
Khí là chứng nhân, và Thần Khí là sự thật”. Vì vậy, Giáo lý Hội Thánh dạy:
“Trong cuộc Vượt Qua của mình, Ðức Ki-tô đã khai mở nguồn mạch của bí tích Rửa
Tội cho tât cả mọi người. Qủa thật, Người đã nói về cuộc tử nạn sẽ phải chịu tại
Giê-ru-sa-lem như "một Phép Rửa" mà Người phải lãnh nhận (x. Mc
10,38; Lc 12,50). Máu và nước chảy ra từ cạnh sườn bị bị đâm thâu của Chúa
Giêsu chịu đóng đinh (Ga 19,34) là những
điển hình của bí tích Rửa Tội và Thánh Thể, là những bí tích của đời sống mới
(x.1Ga 5,6-8): từ lúc đó, người ta có thể được "sinh ra bởi nước vàThần
khí " để được vào Nước Thiên Chúa (Ga 3,5)” (số 1225).