Một tu sĩ khiếm thị được phong chức linh mục
WHĐ (19.10.2012) – Ngày Chúa nhật, 14 tháng Mười vừa qua tại nhà thờ Thánh Hippolyte, quận 13 Paris (Pháp), thầy
phó tế Phêrô
Phạm Văn Dương, Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên
Trời, đã
được truyền chức linh mục.
Không có vấn đề chiếu cố hay thương cảm đối với thầy Dương. Câu hỏi cần phải trả lời là: “Thầy
có đủ khả năng để trở thành một linh mụckhông?” Cũng như tất cả các vị bề trên Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời,cha Jean-François Petit, người
dạy học cho thầy Dương trong sáu năm, đã trả lời:
có! Đúng vậy, vị tu sĩ 33 tuổi này -bị mù vĩnh viễn vào năm 2004 do vi-rút tấn công mô thần kinh-, đã có đủ điều kiện
để được
thụ phong linh mục.
Lễ phong chức là kết quả của một suy
nghĩ lâu dài đối với các vị bề trên,và cũng
là một cam kết của cộng đoàn cho phép thầy sống đời sống tu sĩvà học tập trong những điều kiện tốt nhất.
Cho đến
nay, trường hợp của thầy Dương là trường hợp duy nhất ở Pháp – Canada
cũng có một linh mục khiếm thị – và việc phong chức linh mục cho một thầy
khuyết tật là rất hiếm.
Phong chức một linh mục bị
khuyết tật đòi hỏi đương sự cũng như cộng đoàn phải luôn thích nghi. Thầy Phêrô Dương đã có thể theo đuổi việc học nhờ một máy tính nhận dạng giọng nói
và những bản văn Kinh thánh hay phụng vụ bằng chữ nổi. Sau khi chịu chức, tân linh mục Phêrô Dương sẽ làm việc
mục vụ tại giáo xứ Thánh Hippolyte và tháng MườiMột, cha sẽ trở về Việt Nam để làm phụ tá Giám Tập.
Giáo luật dự trù như thế nào về những trường hợp khuyết
tật như thầy Dương? Giáo luật chỉ nói không được truyền chức cho người mắc bệnh
tâm thần. Điều 1041 của bộ Giáo luật quy định: “người mắc bệnh tâm thần, theo ý
kiến các nhà chuyên môn, được coi là không thể chu toàn thừa tác vụ cách thích
đáng”.
Còn điều 930, triệt 1, quy định: “Linh mục đau bệnh hoặc
già yếu, nếu không đứng được thì có thể ngồi cử hành hy tế Thánh Thể, tuân thủ
luật phụng vụ, nhưng không được cử hành trước mặt dân chúng (làm lễ công khai)
nếu không được Bản quyền sở tại (tức Đức giám mục) cho phép”.
Còn triệt 2 quy định về các linh mục khiếm thị: “Linh mục
mù lòa hay bị tật bệnh nào khác, vẫn có thể cử hành hy tế Thánh Thể hợp pháp,
khi dùng bất cứ bản văn Thánh lễ nào đã được phê chuẩn, hoặc trong trường hợp
cần thiết, được sự trợ giúp của một linh mục hay một phó tế hoặc một giáo dân
đã được huấn luyện thích đáng”.
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời do linh mục Emmanuel d’Alzon,
Tổng đại diện giáo phận Nîmes từ năm 1838 tới 1878, thành lập vào năm 1845.
Dòng được khai sinh trong một ngôi trường trung học mang tên Assomption (Đức Mẹ
Lên Trời) tại thành phố Nîmes, miền Nam nước Pháp và đến nay, đã có mặt tại gần
30 quốc gia. Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời hoạt động trong nhiều lĩnh vực như
giáo dục, xuất bản, hành hương và đại kết.
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời có mặt tại Việt Nam từ năm
2006 và đến tháng Chín 2009, Dòng đã có thể mở một Tập viện tại Bà Rịa.
Trích từ nguồn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét