Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

HỌC HỎI GIÁO LÝ TUẦN I MÙA VỌNG NĂM B

          Thưa cha, xin cha giải thích thế nào là Thiên đàng, Luyện ngục, Hỏa ngục? Thiên đàng, Luyện ngục hay Hỏa ngục ở đâu? Ai được lên Thiên đàng, ai ở luyện ngục và ai bị xuống hỏa ngục?
    
Bạn thân mến,
Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo dạy rằng mỗi người sau khi chết, linh hồn bất tử đến trước Tòa Phán Xét để chịu phán xét. Cuộc phán xét này qui chiếu đời sống họ với Đức Giêsu Kitô để họ hoặc phải trải qua việc thanh luyện, hoặc họ lập tức được vào hưởng hạnh phúc trên trời, hoặc lập tức bị luận phạt muôn đời (Số 1022).

1. Thiên Đàng hay Nước Trời
Thánh Kinh thường dùng Nước Trời (Trời), chỉ dùng từ Thiên đàng 3 lần. Lần thứ nhất, khi Đức Giêsu đã nói đến thiên đàng khi hứa hẹn với người trộm ăn năn trở lại trên thập giá (Lc 23,43 ). Thứ hai, Thánh Phaolô nói: "Tôi biết có một người môn đệ Đức Ki-tô, trước đây mười bốn năm đã được nhắc lên tới tầng trời thứ ba -có ở trong thân xác hay không, tôi không biết, có ở ngoài thân xác hay không, tôi cũng không biết, chỉ có Thiên Chúa biết. Tôi biết rằng người ấy đã được nhắc lên tận thiên đàng -trong thân xác hay ngoài thân xác, tôi không biết, chỉ có Thiên Chúa biết và người ấy đã được nghe những lời khôn tả mà loài người không được phép nói lại" (2Cr 12,1-4). Thứ ba, Sách Khải Huyền nói đến lời hứa ban thưởng cho người chiến thắng, và cho những ai hoàn tất các điều Ðức Giêsu đã truyền ( Kh 2,26). Phần thưởng ấy là được ăn quả cây sự sống trồng ở trên thiên đàng (Kh 2,7) không hề bị cái chết thứ hai làm hại  (Kh  2,11).

Đức Giêsu luôn nói về Trời nhưng Trời ở đây không bao giờ chỉ một thực tại tự hữu, độc lập với Thiên Chúa. Đức Giêsu nói đến phần thưởng dành trên Trời cho những ai vâng giữ và thi hành Lời Chúa (Mt 5,12), đó là cả một kho tàng vô cùng quí báo đã được tạo lập trên Trời (Mt 6,20; 19,21). Vì vậy, Giáo lý Hội Thánh Công Giáo dạy rằng: “Đời sống trọn hảo với Ba Ngôi Chí Thánh, việc hip thông s sng vi Thiên Chúa Ba Ngôi, vi Đức Trinh N Ma-ri-a, vi các thiên thn và tất cả các thánh, được gọi là Thiên đàng. Thiên đàng là mc đích ti hu và là s hoàn thành các nguyn vng sâu xa nht ca con người, là tình trng vinh phúc tuyt ho và vĩnh viển(số 1024). Cho nên, “lên Thiên đàng” làđược vi Đức Ki-tô” (x. Ga 14,3; Pl 1,23; 1Th 4,17). Nhng người được tuyn chn “sng trong Người”, nhưng ở đó họ vn gi, thậm chí tìm được căn tính riêng ca mình, danh xưng riêng ca mình (x. Kh 2,17). Qủa vậy, “sự sng là được vi Đức Ki-tô bởi vì và đâu có Đức Ki-tô, ở đó là Nước Tri” (số 1025).
Ai được lên Thiên đàng? “Những ai chết trong ân sủng và tình bằng hữu của Thiên Chúa, và ai đã được thanh luyện trọn vẹn, thì được sống muôn đời với Đức Ki-tô. Muôn đời họ sẽ giống như Thiên Chúa, bởi vì họ thấy Ngài “như Ngài là” (l Ga 3,2), “mặt giáp mặt” (1Cr 13,12)” (số 1023).

2. Luyện ngục
 Từ Điển Công Giáo Phổ Thông định nghĩa rằng: “luyện ngục là nơi hay tình trạng của các linh hồn công chính được thanh tẩy sau khi chết và trước khi vào thiên đàng. Họ có thể được tẩy sạch khỏi các tội nhẹ, như khi còn sống, bằng cách ăn năn vì tình yêu Chúa và với ân sủng trợ giúp. Tuy nhiên, sự ăn năn ấy không giúp họ thoát khỏi các hình phạt do tội lỗi gây ra, vì ở thế giới bên kia, họ không còn khả năng lập công nữa. Chắc chắn linh hồn sẽ được thanh tẩy bằng cách tự nguyện chấp nhận những đau khổ do Chúa gửi đến để đền lại những hình phạt tạm do tội lỗi gây ra. Đau khổ ở luyện ngục không giống nhau, nhưng thay đổi tuỳ theo mức tội của mỗi người. Hơn thế nữa, những đau khổ đó có thể được rút ngắn và nhẹ bớt nhờ lời cầu nguyện và việc lành của các tín hữu còn sống. Đau khổ đó cũng không phải là không thể đi đôi với niềm vui và bình an, vì các linh hồn ấy vẫn yêu Chúa nồng nàn và vẫn tin chắc mình sẽ được lên thiên đàng.
Hội Thánh dạy “Những ai chết trong ân sủng và tình thân nghĩa với Chúa, nhưng chưa được thanh luyện hoàn toàn. Tuy họ chắc chắn sẽ được cứu độ muôn đời, tức là được sống lại, nhưng họ còn phải chịu thanh luyện sau khi chết để đạt sự thánh thiện cần thiết hầu tiến vào Thiên Quốc” (GLHTCG, số 1030). Hội Thánh gọi sự thanh luyện này là Luyện ngục. Dĩ nhiên, sự thanh luyện này khác hẳn với hình phạt của những kẻ bị luận phạt. Công Đồng Florentinô (1439) và Công Đồng Triđentinô (1563) dạy rằng các linh hồn mắc tội nhẹ hoặc chưa đền tội đủ, thì phải trải qua sự thanh luyện trước khi vào Nước Chúa. Hi Thánh nói v la thanh luyn rằng “Đối vi mt s ti nh, phi tin là trước phán xét chung có la thanh luyn, theo điều Đấng là Chân lý đã nói rằng nếu ai nói phm đến Chúa Thánh Thn, người đó s chng được tha c đời này ln đời sau (Mt 12,31). Trong lời đó, chúng ta có th hiu là mt s ti có th được tha đời này, nhưng mt s ti có thể được tha ở đời sau(GLHTCG, số 1031).
3. Hỏa ngục
Nơi trừng phạt đời đời hay tình trạng bị phạt vĩnh viễn của những thiên thần đã sa ngã và những người đã chết trong khi cố tình xa lìa tình yêu Chúa. Con người chết trong tội trọng mà không thống hối và không đón nhận tình yêu thương xót của Thiên Chúa, có nghĩa là con người ấy bị tách biệt khỏi Ngài đến muôn đời. Vì sự tự do, con người ấy tự loại mình cách vĩnh viên khỏi sự hiệp thông với Thiên Chúa và các Thánh. Tình trạng này được gọi bằng từ “hỏa ngục” (x.Sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 1033).
Thánh kinh và Hội Thánh khẳng định có hỏa ngục và tính vĩnh cửa của hỏa ngục. Linh hồn của những kẻ chết trong tình trạng tội lỗi, sau khi chết, sẽ xuống chịu hình phạt hỏa ngục, chịu “lửu muôn đời” (GLHTCG, số 1035).

Có hai hình phạt trong hoả ngục: Thứ nhất, hình phạt xa Chúa nghĩa là không được hưởng kiến nhan thánh Chúa, tức muôn đời tách biệt khỏi Thiên Chúa, Đấng mà chỉ nơi Ngài, con người mới có thể có sự sống và sự vinh phúc, đó là mục đích của việc Thiên Chúa tạo dựng con người và là điều con người luôn khát vọng. Thứ hai, hình phạt giác quan đó là đau khổ cả thân xác lẫn linh hồn do lửa hỏa ngục không hề tắt. Hình phạt này cũng có giá trị vĩnh viễn, như Đức Kitô đã khẳng định: “Con Người sẽ sai các thiên thần của Người tập trung mọi kẻ làm gương mù gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác, mà tống ra khỏi Nước của Người, rồi quăng chúng vào lò lửa; ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng” (Mt 13,41-42).
              Lm. Giuse Nguyễn Quốc Quang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét