KITÔ HỮU LÀ LOAN BÁO LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
Ba bài Lời Chúa hôm nay nói về 3
bài sai cho ba người được Chúa chọn và sai đi nói về Lòng Thương Xót Chúa: Isaia
trong bài đọc 1, Phaolô trong bài đọc 2 và Simon Phêrô trong bài Tin Mừng.
Isaia tự thuật về chính ơn gọi làm ngôn sứ của ông. Chúa đã gọi ông. Ông đã can
đảm, sẵn sàng đáp lại: “Tôi đây, hãy sai tôi đi”. Thái độ của Isaia chính là
thái độ của Đức Giêsu sau nầy khi Ngài đi vào thế gian: “Này con xin đến để thực thi ý Chúa” (Dt 10,9). Phaolô cho biết khi
Chúa hiện ra với ông trên đường đi Đamas và chọn ông làm tông đồ cho dân ngoại,
ông khiêm tốn cho mình là một tông đồ hèn mọn nhất, chẳng đáng gọi là tông đồ
vì đã bắt bớ Giáo Hội. Ông coi đây là một ân huệ Chúa ban và không dám uổng
phí, ông hết lòng hết sức và sẵn sàng đáp lại tiếng gọi ra đi loan báo Lòng
Thương Xót Chúa các các dân ngoại để họ tin vào Chúa và được cứu độ. Còn Simon
Phêrô đã được Chúa gọi một cách rõ ràng và công khai sau mẻ cá thật nhiều đến nỗi
gần rách lưới, Chúa Giêsu nói với ông: “Chèo
ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá." Ông Si-môn đáp: "Thưa Thầy,
chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi
sẽ thả lưới”. “Bấy giờ Đức Giê-su bảo ông Si-môn: "Đừng sợ, từ nay anh sẽ
là người thu phục người ta."
Chính Thiên Chúa, bằng cách trực
tiếp hay gián tiếp, đã chọn gọi những người làm việc cho Ngài, làm cộng tác
viên của Ngài trong công trình thương xót cứu chuộc nhân loại. Ngài đã gọi các
tiên tri, các tông đồ, đã gọi bao nhiêu người khác, đã gọi chính chúng ta khi
chúng ta lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội. Qủa thế, Giáo lý Hội Thánh dạy rằng: “Người đã chịu Phép Rửa trở thành phần tử của
Hội Thánh, họ không còn thuộc về mình nữa, nhưng thuộc về Đấng đã chết và sống
lại vì chúng ta. Từ nay, họ được mời gọi để phục tùng lẫn nhau và phục vụ người
khác trong tình hiệp thông của Hội Thánh” (số 1269). Như vậy, hôm nay Chúa cũng
kêu gọi chúng ta hãy thu phục lòng người ta. Làm thể nào để thu phục lòng người
ta? “Hãy thương xót như Chúa Cha”. Chúa Cha thương xót chúng ta thế nào?
Trong Tông Sắc Dung Nhan Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha trả lời rằng nhìn vào Chúa Giêsu và dung nhan nhân hậu
của Ngài, chúng ta thấy được Tình Yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi, là tình yêu tự hiến,
viên mãn, hữu hình và chạm tới được bởi vì chính Ngôi Con làm người đã hoàn tất
mọi hành vi bằng tình yêu, trong tình yêu và qua tình yêu. Vì thế, trong Ngài,
tất cả đều nói về Lòng Thương Xót (số 8§1). Qủa thế, lược lại những trang Tin Mừng,
chúng ta thấy rõ ràng cử chỉ tình yêu thương xót của Chúa Giêsu: chạnh lòng
thương, chữa bệnh, trừ quỉ, cho ăn, yêu thương, tha thứ, phục sinh kẻ chết… Thật
vậy, Thiên Chúa luôn tha thứ, cảm thông và thương xót. Đó là cốt lõi của Tin Mừng
và Đức Tin. Lòng Thương Xót tỏ ra sức mạnh vượt thắng tất cả, tỏ ra niềm an ủi
khi tha thứ (số 9§1). Chúa Giêsu nói đến hai dụ ngôn: tha thứ mấy lần? (x.
Mt 18, 21-22) và tên mắc nợ không biết thương xót (x. Mt 18, 23-33) để nhấn mạnh về tha thứ
của con người. Hãy tha thứ cho tha nhân vô hạn như Chúa tha cho ta, nếu không
Cha trên trời cũng sẽ đối xử với ta như vậy (x. Mt 18, 35). Để tỏ ra là những
người con đích thực của Thiên Chúa giàu Lòng Thương Xót, chúng ta cũng phải sống
Lòng Thương Xót trong Năm Thánh này bằng việc tha thứ để có được bình an và hạnh
phúc vì vậy,"Chớ để mặt trời lặn mà
cơn giận vẫn còn" (Ep 4, 26) và "Phúc thay ai thương xót, vì họ sẽ được xót thương" (Mt 5,7). Cuối
cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định Lòng Thương Xót là trách nhiệm của
Thiên Chúa, luôn là hành động, là thái độ thường ngày, cụ thể và rõ ràng. Từ
đó, con cái Thiên Chúa cũng nhận thấy trách nhiệm của mình mà thương xót nhau,
như "nằm trên một cùng bước sóng" với Lòng Thương Xót của Thiên Chúa
vậy (số 9§4).
Lòng thương xót Chúa đã làm người và hôm nay hiện diện giữa chúng ta trong
Thánh Lễ, trong bí tích Thánh Thể. Chúa Giêsu Thánh Thể là lòng thương xót Chúa
ở giữa chúng ta. Vậy, là Kitô hữu, chúng ta hôm nay được Chúa sai đến hiện diện
giữa xã hội này để Tân Phúc Âm hóa xã hội. Đức Thánh Cha Phanxico đã nói: “Tân Phúc Âm hóa là thế này: Nhận ra tình
yêu thương xót của Thiên Chúa nhờ đó chúng ta nên khí cụ của ơn cứu độ cho anh
chị em mình. Con người ngày nay mong
đợi điều gì nơi Giáo Hội: đó là Giáo hội đồng hành với họ, làm chứng về điều
mình tin, sống tinh thần hiệp nhất đại đồng, đặc biệt liên đới với những người
nghèo khổ, cô độc và bị loại trừ. Thế giới hôm nay có quá nhiều người nghèo!
Nghèo vật chất. Nghèo tâm linh. Họ đang chờ Tin Mừng có sức mạnh giải thoát
vùng ngoại vi do một xã hội vô thần, thao túng gây nên. Họ đang chờ đợi sự gần
gũi và liên kết của chúng ta! Nhận ra lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho
chúng ta là bước trước hết khơi gợi lên nơi ta biết trợ giúp người khác. Thiên
Chúa đã đến để cứu chúng ta khỏi tình trạng yếu nhược của mình. Và ơn cứu độ của
Ngài làm cho chúng ta nhận ra sự hiện diện và sự gần gũi thiết thân của Ngài.”
Trong Thánh Lễ này, chúng ta hãy sốt sắng cảm tạ Chúa đã thương xót
chúng ta và thế giới, đồng thời dâng Chúa quyết tâm để đẩy còn thuyền đời ta ra
biển xã hội và dùng lời nói và đời sống của chúng ta loan báo lòng thương xót
cho mọi người. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét