Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

LỄ CHÚA HIỂN LINH

 LƯƠNG TÂM LÀ NGÔI SAO SÁNG
Lời Chúa: Is 60,1-6; Ep 3,2-3a.5-6; Mt 2,1-12
Trong phần thứ I của Sứ Điệp Hòa Bình thế giới đầu năm nay 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng: “Mặc dù tệ nạn nô lệ đã được chính thức bãi bỏ trên thế giới, và quyền của mỗi người không bị giữ trong tình trạng nô lệ cũng được công nhận, nhưng ngày nay hằng triệu người vẫn còn phải sống trong những điều kiện giống như nô lệ như những người phải làm việc như nô lệ, người di dân bị tước đoạt tự do và của cải, bị lạm dụng thể lý, bị giam cầm vô nhân đạo, bị chủ nhân lợi dụng tình trạng pháp lý bấp bênh, không có giấy tờ hợp pháp, để ép họ làm việc như nô lệ; có những người nô lệ tình dục, đặc biệt là phụ nữ phải hành nghệ mại dâm, nhiều trẻ vị thành niên trở thành nạn nhân những vụ lấy cơ phận để buôn bán, các em cũng bị xung vào quân ngũ, bị em bán ma túy, vv..”. Tại sa có tình trạng này xảy ra? Đức Giáo Hoàng trả lời vì con người này nay đánh mất lương tâm trong sáng mà ngay từ đầu Thiên Chúa đặt để nơi con người. Một trong những sự trong sáng đó là tình huynh đệ, tình người.

LỄ THÁNH GIA THẤT

 GIA ĐÌNH NƠI ĐỂ YÊU THƯƠNG
Lời Chúa: St 15,1-6;21,1-3; Dt 11,8.11-12.17-19; Lc 2,22-40
Kết quả hình ảnh cho lễ gia thấtNgày 16-12-2014, trên trang mạng xã hội Zing.vn có đăng một bài văn độc mới và lạ của em học sinh Nguyễn Thị Cúc được cô giáo Nguyễn Thị Châu – giáo viên dạy Văn trường THPT Nguyễn Trãi (Đà Nẵng) cho điểm 10. Phần mở đầu của Bài văn, em Cúc viết: “Mới chiều hôm qua đây thôi, trên đường đi học về tôi gặp một cảnh tượng thật đau lòng, một người đàn ông đánh tới tấp vào mặt, lưng một người phụ nữ. Vừa cố chống chọi với cơn khát bạo hành của chồng, chị vừa khóc lóc van xin: "Sao anh lại đánh em thế này... đừng đánh em nữa anh ơi!". Tôi hơi sững người, nhưng cũng không lấy làm lạ vì đã từng chứng kiến cảnh như thế này nhiều lần. Ấy thế mà lâu nay tôi lại nghe người ta nói rằng: "Gia đình là nơi để yêu thương". Đã trôi qua một khoảng thời gian khá dài tôi đã sống, đã làm, đã ra đi... và tìm tòi những minh chứng cho điều mình nghe thấy. Thế rồi, lại đắng lòng biết mấy, khi tôi chợt nhận ra thời gian càng quay nhanh thì tình người cũng dần tan biến. Cuộc sống vô tâm làm nguội lạnh tình cảm trong trái tim mỗi người. Xã hội đổi thay và lòng người cũng dần thay đổi, mọi tính toán thiệt hơn trong cuộc sống làm mất đi những vẻ đẹp tự nhiên vốn có, hạnh phúc thì ít nhưng đắng cay lại nhiều, bao nhiêu mảnh đời bất hạnh vì cuộc sống gia đình không hòa thuận, thậm chí tan vỡ, và những hiểm nguy luôn rình rập... Tôi cười gượng: “Đấy! Một thảm họa hay nghịch cảnh trần gian?” Quá xót xa, tôi căm ghét và lên án những hành động tàn ác này - bạo lực gia đình”.

Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

TÌNH THƯƠNG TRAO CHO NHAU

VUI VỚI NGƯỜI VUI
     Hôm nay, Cha linh giám và ba chị em chúng tôi là: Chị Tiến, Chị Đón và Chị Vinh đến thăm và chia sẻ niềm vui Chúa giáng sinh với anh chị em bệnh nhận tại Bệnh Viện Phục Hồi Chức Năng, Đà Nẵng. 
     Ai ai cũng nao nức bầu khí Chúa giáng sinh tuy hầu hết bệnh nhân đều chưa biết Chúa. Cha Giuse đã kể chuyện và hát thánh ca Giáng Sinh, mọi người đều cảm thấy ấm lòng dù trời lạnh giá. Giáng Sinh năm 2012, Cha Giuse đã tổ chức cho anh chị em vui chơi Giáng Sinh qua việc tự nguyện mỗi người đóng tiền ít tiền, còn lại Cha chịu chi trả để tạo một bữa tiệc nho nhỏ gọi là tiệc huynh đệ. 
     Năm nay, Cha không còn là bệnh nhân của Bệnh Viện nữa, nhưng cứ đúng hẹn lại lên. Ngày 24-12, Cha, chúng tôi và anh chị em bệnh nhân lại quay quần bên nhau vui ca MỪNG CHÚA GIÁNG SINH tại căn-ting của Bệnh Viện. Cảm ơn Chúa đã cho chúng ta mến thương nhau thương nhau dài lâu. Hẹn mùa Giáng Sinh năm tới nhé! 


Bệnh nhân tại bệnh viện

VUI CHƠI GIÁNG SINH 2014 TẠI GIÁO XỨ HÒA NINH



Đơn sơ với những nụ cười
Cho ta ý nghĩa cuộc đời cùng nhau.



        Hạnh phúc, niềm vui không phải là được tặng những món quà đắt giá, những cuộc đi chơi, hay được dự tiệc ở những nhà hàng sang trọng… và muôn vàn niềm vui, hạnh phúc của riêng mỗi người….! Hạnh phúc là cảm thấy ấm áp lòng mình trong cái lạnh của mùa Giáng Sinh, hơi ấm từ những người thân, nhất là những người khuyết tật dành cho nhau những nụ cười qua lời thăm hỏi nồng nhiệt và lời chúc thân thương trong một buổi vui chơi tại giáo xứ Hòa Ninh đầy ắp tình thân. Như hôm nay đây, thật hạnh phúc biết bao, cái lạnh rét, mưa lất phất của mùa Giáng Sinh, con tim của chúng tôi không băng giá vì được sưởi ấm bởi những tình thương, tình người và tình Chúa dành cho nhau trong ngày vui Mừng Chúa Giáng Sinh. Hôm nay, anh chị em chúng tôi quy tụ lại nhau để chung vui ngày sinh nhật Chúa.





THÁNH LỄ GIÁNG SINH 2014



QUÀ TẶNG TÌNH THƯƠNG

     Hôm nay, Nhóm Tông Đồ Khuyết tật tập trung tại Tòa Giám Mục và cùng nhau đi về một nơi khác để dâng Thánh lễ và sinh hoạt vui Giáng Sinh bên nhau. Đó là Giáo xứ Hòa Ninh, một nơi phong cảnh thiên nhiên đầy hữu tình.




Nào mình cùng lên đường!





Đến nơi rồi Anh Chị Em ơi!







Đôi bạn khuyết tật cùng phục vụ cho Nhóm!


Giao xứ Hòa Ninh

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

LỄ GIÁNG SINH

 QUÀ TẶNG TÌNH YÊU
Lời Chúa: Lễ Rạng Đông: Is 62, 11-12; Tt 3, 4-7; Lc 2, 15-20
     Vào dịp lễ Giáng Sinh, chúng ta thường thấy mọi người có đạo Công giáo hay không Công giáo, thường tặng qua cho nhau. Có điều đáng chú ý rằng bất cứ ai dù đang vui hay buồn, hạnh phúc hay đau khổ khi nhận được món quà nào đó ai tặng đều vui mừng và hạnh phúc dù món quà đó có giá trị thấp mấy đi nữa. Tại sao? Bởi vì trong món quà ấy người ta gửi tình của họ vào trong đó. Cho nên, ông bà ta nói “của ít lòng nhiều”. Cụ thể, bài hát thiếu nhi “Qùa của Ba”, các em hát rằng: “Khi đi xa về ba mua quà cho em. Khi thì vỏ ốc, khi thì chôm chôm. Quà của ba em là nụ hôn lên má. Em trông thấy cả, giọt mồ trên trán ba. Qùa của ba em không phải là xe hơi. Quà của ba em không là tàu lửa. Quà của ba em là tình thương ấm áp. Quà của ba em là được chơi với ba”.

LỄ ĐÊM GIÁNG SINH

BÌNH AN DƯỚI THẾ CHO LOÀI NGƯỜI CHÚA THƯƠNG
Lời Chúa: Is 9,1-6; Tt 2, 11-14; Lc 2, 1-14
           Một lần nọ ở bệnh viện, có một người ngoại giáo gặp tôi và hỏi rằng: “thưa, Linh mục, tôi có một điều tôi ấm ức lắm muốn hỏi nhiều chức sắc tôn giáo những không có cơ hội. Hôm nay gặp Linh mục, tôi muốn hỏi câu này xin Linh mục giải thích giúp tôi. Thưa Linh mục, ông bà ta dạy: “Ở hiền gặp lành”. Ấy thế, tôi thấy thực tế những người hiền thường gặp đau khổ nhiều hơn. Chẳng hạn, Linh mục thấy những bệnh nhân nằm ở đây toàn là người hiền hết chứ có thấy ai dữ đâu mà người này liệt bán thân, người hai hai tay hoặc hai chân. Đứa bé này mới 8 tuổi nó có tội tình gì mà phải mang căn bệnh quái ác: hội chứng teo cơ – liệt tứ chi. Đáng lẽ ra những căn bệnh này dành cho những đứa cướp của giết người, xì ke ma túy hay đâm cha giết chú mới đúng! Như vậy, câu nói ông bà sai rồi có nghĩa gì? Tôi liền nói: Anh ơi, ông bà ta dạy câu đó đúng lắm chứ, Anh chưa theo Đạo Công Giáo nên anh chưa biết ông bà ta lấy cơ sở nào để dạy câu đó thôi. Ông bà ta dạy: “ở hiền gặp lành” và dĩ nhiên cũng dạy: sinh-lão-bệnh-tử đúng không? Cho nên, sinh lão bệnh tử là chuyện đương nhiên là người ai cũng phải kinh qua dù hiền hay dữ. Hiền gặp lành ở chỗ này: (1) khi tôi bệnh hoạn ốm đau nhưng có nhiều người yêu thương thăm viếng, chăm sóc và quan tâm chữa trị; (2) khi tôi bệnh hoạn, có người giúp đỡ tôi vật chất và tinh thần tức cầu nguyện cho tôi. (3)Đặc biệt khi tôi bệnh hoạn đau khổ tột cùng, nhưng tâm hồn tôi bình an, thanh thảnh vui tươi đón nhận, không mặc cảm, than trời trách đất, chán nãn buồn phiền, la lối thóa mạ và cứ muốn tự tử chết cho xong. Tâm hồn bình an khi gặp đau khổ đó là sự lành mà ông bà ta muốn nói. Cho nên, bình an là yếu tố quan trọng nhất làm cho cuộc đời nở hoa chứ không bế tắc. Bình an ấy bên Đạo Công giáo chúng tôi chính là CHÚA GIÊSU THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI. Ngài chính là nguồn bình an cho muôn người trong cuộc sống này.

NHÓM SINH HOẠT -CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG

XIN MẸ DAY CHÚNG CON HAI TIẾNG XIN VÂNG

    Những cơn mưa lất phất bay cùng theo những luồng gió lạnh tê buốt báo mộng mùa Giáng sinh gần kề. Anh chị em khuyết tật tụ họp đông hơn mọi tuần. Vì hôm nay một Chúa Nhật đặc biệt, toàn bộ anh chị em tham dự buổi sám hối và lãnh nhận bí tích Hòa Giải.
       Bắt đầu buổi sám hối, với 20 phút đầu tiên, Souer Lài trợ úy mời gọi anh chị em khuyết tật xét mình, nhìn lại đời mình: 1 năm, 2 năm, nhiều năm... theo Chúa, mình đã đồng lao cộng khổ với Chúa chưa? Mình có thật sự tin Chúa?


Xét mình đón Chúa

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

CHUYỆN ĐỜI TÔI

CHUYỆN ĐỜI TÔI
 “Sự hy sinh thầm lặng của người Mẹ, lời dặn dò của người Cha là động lực giúp tôi vượt lên chính mình với quyết tâm: “Có thể thua kém mọi người đôi chân, nhưng không vì thế mà thua kém về trí tuệ, khối óc và con tim…”.
         “Không ai có quyền chọn cho mình một số phận, cũng không ai muốn mình sinh ra mà không được trọn vẹn như bao người…”


Thời ấy, Cha vắng nhà, một mình Mẹ lam lũ nuôi 5 anh chị em.  Tôi sinh ra là một cô bé bình thường và được chạy nhảy nô đùa như bao đứa trẻ khác. Cuộc sống gia đình đã khó lại càng khó hơn. Khi lên 7 tuổi, một cơn sốt bại liệt đã ập đến và từ đó tôi vĩnh viễn không đi lại được bằng đôi chân. Bao nhiêu tiền bạc công sức, mồ hôi lẫn nước mắt của người Mẹ đều đổ dồn vào hết cho đứa con tật nguyền này. Thấy bạn bè cùng trang lứa cắp sách đến trường, tôi cũng đòi mẹ cho đến lớp nhưng vì cơm áo gạo tiền nên đôi lúc mẹ quên mất điều tôi ước muốn, vậy tôi đành ngồi một chỗ mà học ké với anh chị em.

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

HỌC HỎI GIÁO LÝ PHỤNG VỤ - TUẦN III MÙA VỌNG

40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ
(tiếp theo)

4. Linh mục đóng vai trò gì trong thánh lễ?
° Giám mục hoặc linh mục chủ tọa thánh lễ là dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Kitô trong Giáo Hội của Người. Điều đó quả quyết rằng, lúc những người đã chịu phép Rửa tụ họp nhau lại, đó là chính Chúa Kitô qui tụ và phán dạy họ, chính Người ban Mình của Người và xây dựng Giáo Hội.

Nếu có nhiều linh mục đồng tế, thì chỉ có một vị chủ tế từ đầu đến cuối thánh lễ. Vị chủ tế đó biểu tượng cho sự hiện diện của chính Chúa Kitô trong Giáo Hội của Người.

° Khi đọc những lời nguyện, linh mục chủ tế luôn nhân danh cộng đoàn (sẽ đề cập chi tiết hơn ở những câu hỏi sau).

Nhóm Sinh Hoạt - Tuần III MÙA VỌNG

NGÔN SỨ KHUYẾT TẬT 
     Khí trời rét đậm, nhường như báo Lễ Giáng Sinh gần đến. Qủa thế, tâm trạng của từng anh chị em vui mừng lên trong náo nức đợi chờ.  
       Cho nên, hôm nay, Anh Chị Em Nhóm tông đồ khuyết tật sẵn sàng dọn lòng chờ Chúa đến trong vui mừng.
    Cha Giuse tiếp tục dạy giáo lý phụng vụ Thánh lễ. Hôm nay, cha dạy 3 câu đó là: -Linh mục đóng vai trò gì trong Thánh Lễ? -Tại sao Thánh Lễ luôn cử hành giống nhau? -Tại sao Linh mục mặc áo dài trăng, dây cáp phép, áo lễ. Cha đã nói rằng khi cử hành Thánh Lễ, các Linh mục mặc phẩm phục chỉnh tề nghiêm trang, còn chúng ta là giáo dân không phải đi xem lễ mà đi tham dự Thánh Lễ, tức là cũng cử hành Thánh Lễ. Vì chưng, khi rửa tội, chúng ta là những tư tế, ngôn sứ, vương đế của Chúa. Cho nên, các giáo dân khi đi tham dự Thánh Lễ phải ăn mặc chỉnh tề, nghiêm trang và hết sức lịch sự để tỏ lòng tôn thờ Chúa cho phải đạo.



Mọi người chăm chú nghe Cha Giuse giảng dạy giáo lý phụng vụ

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG

XIN MẸ DẠY CON HAI TIẾNG XIN VÂNG
Lời Chúa: 2 Sm 7,1-5, 8b-12,14a,16; 
Rm 16,25-27; Lc 1,26-38
      Trong bài hát “Xin Vâng”, Linh mục nhạc sĩ Mi Trầm viết rằng: “Mẹ ơi! Ðời con dõi bước theo Mẹ, lòng con quyết noi gương Mẹ, xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng. Mẹ ơi! Ðường đi trăm ngàn nguy khó, hiểm nguy dâng tràn đây đó. Xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng. Xin vâng. Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng. Hôm qua hôm nay và ngày mai. Xin vâng, Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng. Hôm nay tương lai và suốt đời”. Tại sao phải xin Mẹ dạy cho mình hai tiếng xin vâng? Chúng ta cũng thường thưa xin vâng hằng ngày đối với cha, mẹ, thầy cô, Linh mục và với Chúa mà. Thế thì lời thưa xin vâng của chúng ta với Đức Mẹ khác nhau chỗ nào?

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

NHÓM TÔI YÊU TÔI THƯƠNG


NHÓM TÔI YÊU TÔI THƯƠNG

Nhóm Tông Đồ khuyết tật.
Không sắc nước hương trời.
Chắng hoa khôi á hậu.
Môi luôn đọng nụ cười.
Chuyên chăm trong giáo lý.
Nhóm chúng tôi vui lắm.
Anh Chị Em khuyết tật.
Sinh hoạt rất chuyên cần.
Đi lại không ngần ngại.
Tình nguyện viên khắn khít.
Giúp đỡ không than thở.
Hiệu quả như thước đo.
Với tấm lòng rộng mở.
Nhóm Tông đồ chúng tôi.
Luôn chia sẻ Đức tin.
Luôn yêu thương đoàn kết.
Dịu dàng và chân thật.
Ai đã từng qua đây.
Nhớ đến thăm Nhóm nhé!
Có Cha Quang vui vẻ.
Có Souer Lài yêu thương.
Sát cánh cùng chúng tôi.
Dậy men tin yêu cậy mến.
Tình Chúa tình người luôn chan hòa.
Ca khen câu cảm tạ. Allêluia. Ha ha!


                             Matta  Trương Thị Mỹ Hoa

Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

HỌC GIÁO LÝ TUẦN II MÙA VỌNG NĂM B

40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ

               Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

1. Thánh lễ bắt nguồn từ đâu?
         Trong Giáo Hội Công Giáo, với phong trào canh tân phụng vụ khởi phát ít lâu trước Công Đồng Vaticanô II (1962-1965), được thảo luận rộng rãi trong Công Đồng, và dần dần được áp dụng với những thay đổi mà ta đã thấy khá quen thuộc như hiện nay, người ta càng ngày càng ý thức sâu sắc hơn về ý nghĩa đích thật của thánh lễ như là hành vi cảm tạ, ngợi khen và hân hoan. Thật vậy, thánh lễ là hiến tế tạ ơn. Cách gọi này đã xuất hiện từ lâu và gợi lên lịch sử của thánh lễ. Thánh lễ bắt nguồn từ một nghi thức của Do-thái, nghi thức vọng lễ Vượt Qua, trong đó mỗi gia đình người Do-thái dâng lời cảm tạ Thiên Chúa đã thương giải phóng dân tộc của họ thoát khỏi ách nô lệ của Ai-cập, cảm tạ Người vì những cuộc giải cứu khác về mặt thiêng liêng mà cuộc giải phóng đầu tiên này là dấu chỉ. Nghi thức Vượt Qua cũng loan báo Đấng Cứu Tinh sẽ đến, là Đấng Thiên sai sẽ chiến thắng sự chết và tội lỗi, và sẽ đưa Lịch Sử thánh đến sự hoàn tất.

NHÓM TÔNG ĐỒ KHUYẾT TẬT SINH HOẠT CHÚA NHẬT TUẦN 2 MV

DỌN LÒNG ĐÓN CHÚA
       Trời  mùa đông mà mưa vẫn rơi và trời lạnh, chắc do ảnh hưởng bởi siêu bão Hagupit từ Biển Đông, nhưng Anh Chị Em khuyết tật vẫn cùng về bên nhau trong ngôi nhà thân yêu của Tòa Giám Mục.

     Bước vào buổi sinh hoạt Cha Giuse dạy giáo lý Phụng vụ. Ngài nói rằng Thư mục vụ năm 2015 của Hội đồng giám mục Việt Nam về việc Tân phúc hóa đời sống giáo xứ, cộng đoàn. Hội Đồng Giám Mục kêu gọi "giáo xứ phải là cộng đoàn “siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng”, nghĩa là tham dự Thánh Lễ và cử hành phụng vụ. Tại Việt Nam, cho đến nay, phần đông các tín hữu vẫn trung thành với việc tham dự Thánh Lễ Chúa nhật và các cử hành phụng vụ. Ước gì chúng ta ngày càng tham dự những cử hành này cách ý thức và sống động hơn, không những để chu toàn lề luật mà còn để gặp gỡ Chúa và để Chúa biến đổi đời sống chúng ta. Như thế, Phụng vụ sẽ trở thành nguồn lực thánh hóa bản thân, đồng thời đem tinh thần Phúc Âm vào môi trường sống trong Giáo hội cũng như ngoài xã hội" (số 2). "Hơn bao giờ hết, người tín hữu ngày nay cần có căn bản về giáo lý, để vững vàng và sâu sắc trong đức tin, hơn thế nữa, còn để làm chứng cho đức tin và niềm hy vọng Kitô giáo. Cho nên, các linh mục trong các giáo xứ, những cộng sự viên của hàng giám mục phải tích cực dạy giáo lý cho mọi người" (số 3). 




Cha Giuse dạy Giao lý Phụng vụ

DÒNG TÂM SỰ

DÒNG TÂM SỰ
       Ba Mẹ kể lại rằng sinh ra, tôi là một đứa trẻ bình thường, nhưng một buổi chiều đi làm về như thường lệ thì thấy con mình có vẻ khác lạ, lúc đó người Chị nói: “Em bị sốt cao ngay”. Lập tức, Ba Mẹ đưa tôi vào bệnh viện. Vừa lo cho sức khỏe của con mình vừa lo cho cơm áo gạo tiền, cha mẹ tôi phải cực khổ gian nan suốt 4 năm trường.  Thế rồi, ngày tháng kiên trì, tôi lê từng bước đi trong vòng tay ấm áp của Ba dưới ánh mắt long lanh của Mẹ và niềm vui chan hòa của gia đình .
Tôi được cấp sách đến trường như bao đứa trẻ khác. Khi học hết lớp 6 thì gia đình không có khả năng cho tôi tiếp tục học nữa. Tôi đành phải nghĩ học theo Chị ra chợ, lê từng bước chân để bán từng quả chanh trái ớt kiếm những đồng lời ít ỏi để phụ giúp gia đình và bản thân.


Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG

ĐỨC TÍNH NGÔN SỨ HÔM NAY
 Is 61,1-2b.10-11; 1Tx 5,16-24; Ga 1,6-8.19-28

Thánh Kinh cho biết, Gio-an Tẩy Giả là vị ngôn sứ sau cùng thời Cựu Ước tiên báo Đấng Cứu Thế đến. Ông cũng là người mở đầu cho một thời đại ngôn sứ mới trong Tân Ước, thời đại của những người biết Chúa Giê-su là Đấng Cứu Thế và được mời gọii làm chứng cho Chúa Giê-su qua những lời họ loan báo và cuộc sống của họ. Vì vậy, hôm nay Lời Chúa nêu hai đức tính của ngôn sứ Gio-an Tẩy giả đồng thời mời gọi chúng ta những ngôn sứ đương thời hãy luôn có hai nhân đức này. Đó là khiêm nhường và can đảm nói và sống cho sự thật. 

Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI

 1. LỊCH SỬ
          Từ thế kỷ thứ VIII, bên Giáo hội Đông Phương đã mừng lễ “Thánh Anna thụ thai, mẹ của Theotokos (Mẹ Thiên Chúa)” vào ngày 9 tháng 12 hàng năm. Ý nghĩa lễ này dựa vào Ngụy Thư  “Tiền Tin Mừng của thánh Giacôbê”. Bà Anna sau một thời gian dài son sẻ đã được thiên thần báo tin thụ thai như dấu chỉ tình thương của Thiên Chúa.  Ý lễ được lan qua Tây phương nhất là tại Ý, Á Nhĩ Lan và Anh, thành lễ “Đức Maria thụ thai”. Tại thành Naples (Ý) vào thế kỷ thứ IX, ngày lễ được khắc vào lịch bằng đá hoa cương. Và năm 1050, Đức Giáo Hoàng Léon IX  huấn dụ các tín hữu mừng kính Đức Trinh nữ thụ thai như Giáo Hội Đông phương đã làm.
Cho đến thế kỷ thứ XII, những vị thánh như Albert Cả, Bonaventura, Tôma d’Aquin cũng cho rằng vì Đức Maria thừa kế di nghiệp Ađam nên vướng mắc nguyên tội, nhưng Mẹ được thánh hóa ngay từ trong thai mẫu.